Các bài thuốc điều trị bệnh xơ gan theo y học cổ truyền

Xơ gan là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm gan virus, viêm gan mạn tính, sốt rét… Biểu hiện lâm sàng là tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chảy máu, cổ trướng và hôn mê gan.

Theo y học cổ truyền, bệnh xơ gan thuộc phạm vi chứng hoàng đản, tích tụ, hiếp thống và cổ trướng.

Dưới đây là bài phân loại triệu chứng các thể bệnh trên lâm sàng và các bài thuốc điều trị.

Theo y học cổ truyền, bệnh xơ gan thuộc phạm vi chứng hoàng đản, tích tụ, hiếp thống và cổ trướng.

1.Thể xơ gan chỉ có dấu hiệu tiêu hóa can uất tỳ hư, can tỳ bất hòa:

  • Triệu chứng: sắc mặt xạm tối, mệt, choáng, ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế.
  • Phương pháp chữa: sơ can kiện tỳ.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: ý dĩ: 16g, hoài sơn: 16g, đinh lăng: 16g, rau má sao: 12g, mướp đắng: 12g, biển đậu: 12g, thanh bì: 8g, chỉ thực: 8g, uất kim: 8g, hậu phác: 8g.

Bài 2: bài “Tiêu giao tán gia giảm” gồm: nhân trần: 20g, đan sâm: 16g, ý dĩ: 16g, bạch truật: 12g, bạch linh: 10g, bạch thược: 10g, sài hồ: 10g, hoàng kỳ: 10g, ngũ gia bì: 8g, chi tử: 8g, gừng: 6g, đại phúc bì: 6g, cam thảo: 6g, đại táo: 6g.

2. Thể xơ gan có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa khí trệ huyết ứ:

  • Triệu chứng: đau mạn sườn nhiều, bụng trướng, người gầy, lách to, môi lưỡi tím, mạch tế.
  • Phương pháp chữa: hành khí hóa ứ.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: giống bài viêm gan mạn thể khí trệ huyết ứ.

Bài 2: bài “Cách khạ trục ứ thang gia giảm” gồm: đào nhân, đương quy, xích thược, đan sâm: mỗi vị 12g; hồng hoa, tam lăng, nga truật, hương phụ chế, chỉ xác: mỗi vị 8g.

3. Thể xơ gan cổ trướng:

a. Âm hư thấp nhiệt:

  • Triệu chứng: sắc mặt vàng tối, chảy máu cam, chảy máu chân răng, cổ trướng, chân phù, sốt hâm hấp hoặc cao, phiền táo, miệng họng khô, lợm giọng, tiểu đỏ ít, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác.
  • Phương pháp chữa: tư âm lợi thấp.
  • Các bài thuốc: 

Bài 1: gồm: nhân trần: 20g, thạch hộc: 20g, bạch mao căn: 12g, sa sâm: 12g, sinh địa: 12g, sa tiền: 12g, trạch tả: 12g, chi tử: 8g, hậu phác: 6g, trần bì: 6g, bán hạ chế: 6g.

Bài 2: bài “Lục vị hoàng thang gia giảm” gồm: bạch mao căn: 20g, thục địa: 12g, hoài sơn: 12g, bạch truật: 12g, địa cốt bì: 12g, sơn thù: 8g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g, phục sinh: 8g, đương quy: 8g.

b. Tỳ thận dương hư:

  • Triệu chứng: mệt mỏi, ă kém, bụng trướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng hoặc xanh, chất lưỡi nhạt hoặc bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.
  • Phương pháp chữa: ôn dương hành tủy.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: ý dĩ: 16g, phụ tử chế: 12g, bạch truật: 12g, trạch tả: 12g, hoài sơn: 12g, sa tiền tử: 12g, chỉ xác: 6g, mộc hương: 6g, nhục quế: 4g, kê nội kim: 4g.

Bài 2: bài “Phụ tử trung thang gia giảm” gồm: phụ tử chế, phục linh, trạch tả, đại phúc bì, hoàng kỳ: mỗi vị 12g; quế chi, can khương, hậu phác, xuyên tiêu: mỗi vị 6g.

c. Thể cổ trướng nhiều:

  • Triệu chứng: cổ trướng tăng nhanh, không nằm được, tiểu tiện ít, đại tiện không thông, mạch huyền sác.
  • Phương pháp chữa: công hạ trục thủy.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đại phúc bì: 12g, đại hoàng: 12g, hắc sửu: 8g, úc lý nhân: 8g, cam toại nướng: 6g, thương lục: 6g.

Bài 2: bài “Thiên kim đại phúc thủy phương” gồm: côn bổ: 12g, đình lịch: 12g, khiên ngưu: 10g, hải tảo: 10g, quế tâm: 6g, khương hoàng: 4g.

Bài 3: bài “Tập táo thang” gồm: nguyên hoa: 4g, cam toại: 4g, đại kích: 4g, đại táo: 4 quả. Ba vị trên đem tán bột uống 2g/ngày với nước đại táo.

Sau khi hết cổ trướng, chảy máu… bệnh ổn định thì để tránh tái phát nên dùng các bài thuốc có tác dụng kiện tỳ bổ thận, sơ can lý khí dùng dài ngày, lượng dùng ít.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*