Thuốc giảm đau làm tăng huyết áp bệnh nhân viêm khớp?

Thuốc giảm đau làm tăng huyết áp bệnh nhân viêm khớp không? Bài viết được đăng tải trên tạp chí HealthDay News ngày 30/08/2017. Sau đây nội dung bài báo. Bài viết sử dụng số liệu từ nghiên cứu nước mỹ.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo, các loại thuốc NSAID được sử dụng hiện tại có thể không an toàn như trước đây.

NSAID là Thuốc chống viêm không steroid (tiếng Anh: non-steroidal anti-inflammatory drug, viết tắt là NSAID loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không có cấu trúc steroids. Các thuốc trong nhóm này là Nimesulid, Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac, Indometacin, Ibuprofen.

Tham khảo thêm tại dược thư quốc gia việt nam

Một nghiên cứu mới được tiến hành cho thấy rằng nhiều thuốc khác kháng viêm không steroid như là ibuprofen có thể làm tăng huyết áp ở bệnh nhân mắc viêm khớp.

Đồng tác giả, tiến sỹ Frank Ruschitzka tại Trung tâm Tim Mạch đại học Zurich cho biết: Nghiên cứu phát hiện nguy cơ tim mạch cao với thuốc giảm đau không steroid có thể là một nuyên nhân làm tăng huyết áp.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm xương khớp nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, và các bác sỹ cần cân nhác nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng các thuốc này.

Những nhà nghiên cứu giải thích: NSAIDs là một trong những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới từ trước đến nay. Có tới 19% người mỹ thường xuyên sử dụng ít nhất 1 NSAID và con số này ở Việt Nam còn to hơn đáng kể. Trên nhãn một số thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có cảnh báo về tác dụng phụ có thể làm tăng huyết áp nhưng rất ít bằng chứng chứng minh về tác dụng đặc biệt này của thuốc.

Theo các chuyên gia, việc quản lý bệnh huyết áp cao với viêm khớp có thể ngăn ngừa được 70.000 người chết từ đột quỵ mỗi năm và 60.000 người chết bệnh tim mỗi năm.

Để kiểm tra mối liên hệ giữa việc sử dụng NSAID cụ thể và huyết áp cao, các nhà nghiên cứu đã đối chiếu tác dụng chọn lọc trên COX-2 của celecoxib (Celebrex), naproxen (Aleve) and ibuprofen (Advil, Motrin).

Tổng cộng 444 bệnh nhân được điều trị 60 trung tâm y tế khác nhau ở hoa kỳ được phân ngẫu nhiên để nhận được 1 liều celecoxib hai lần một ngày, 1 liều naproxen 2 lần 1 ngày, một liều ibuprofen 3 lần một ngày hoặc phù hợp placebos

Placebo là một loại thuốc giả mà các nhà nghiên cứu bào chế, sao cho nó hoàn toàn không có một tác dụng sinh lí  đến căn bệnh, nhưng đồng thời cũng không làm hại đến sức khỏe bệnh nhân.

Trong tất cả bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu có 92 % bệnh nhân viêm xương khớp, 8% bệnh nhân còn lại viêm khớp dạng thấp. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Sau bốn tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng celecoxib làm giảm huyết áp tâm thu trung bình của bệnh nhân cao nhất), ibuprofen và naproxen tăng lần lượt 3,7 mm Hg và 1,6 mm Hg.

Trong khi đó naproxen, celecoxib có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp thì ibuprofen làm tăng đáng kể đến huyết áp tâm thu trên bệnh nhân lớn hơn 3 mm Hg.

Phân tích sâu hơn cho thấy tỷ lệ bệnh nhân huyết áp bình thường trên huyết áp cao là khoảng 23% đối với ibuprofen, 19% dùng naproxen và khoảng 10% đối với celecoxib.

Các phát hiện được công bố vào ngày 28 tháng 8 trên tạp chí European Heart Journal.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*