Tầm quan trọng của tư vấn trong công tác chăm sóc sức khỏe

Tầm quan trọng của tư vấn trong công tác chăm sóc sức khỏe

  1. Mục tiêu của tư vấn
  • Làm giảm bớt căng thẳng về tâm lý hoặc cảm xúc do hậu quả của những tình trạng lo lắng, rối loạn sợ hãi, buồn rầu, thất vọng, chán nản. Khi được tư vấn đối tượng sẽ có những tâm trạng tốt hơn để đương đầu với những thử thách khó khăn.
  • Tìm ra những khó khăn thách thức mà người được tư vấn phải đương đầu. Ví dụ người tư vấn đang có nhu cầu gì, vấn đề ở đâu, vấn đề nào thực sự cần giải quyết
  • Giúp người tư vấn lựa chọn hành động, hiểu được hậu quả của hành động và giúp họ đi đến quyết định đúng.
  • Cung cấp thông tin cần thiết giúp người được tư vấn nâng cao hiểu biết về sức khỏe, có nhận thức đúng đắn về bảo vệ sức khỏe, có kiến thức và nhận thức đúng sẽ giúp cho đối tượng điều chỉnh thái độ và hành vi của mình để có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động có liên quan đến sức khỏe.
  1. Những điểm cần lưu ý khi tư vấn trong Y học gia đình
  • Đủ thời gian: cần có đủ thời gian để làm tốt các nội dung của vấn đề tư vấn, giúp đối tượng tư vấn nhận được kết quả xét nghiệm, tạo sự tin tưởng, có quyết định thay đổi hành vi… có thể cần phải có nhiều buổi tư vấn về một vấn đề cho một đối tượng.
  • Được chấp nhận: người tư vấn phải làm thế nào để đối tượng tư vấn cảm thấy được chấp nhận, không bị chê trách, kết án về lối sống, về vấn đề quan hệ tình dục, đạo đức…
  • Dễ tiếp cận: đối tượng tư vấn có thể gặp người tư vấn một cách dễ dàng cả về địa điểm tư vấn
  • Thông tin: các nội dung tư vấn phải chính xác và nhất quán
  • Tin cậy và bí mật: có nhiều trường hợp vấn đề sức khỏe có nhiều tế nhị, vì vậy việc giữ bí mật và tạo sự tin cậy là những yếu tố vô cùng quan trọng trong quan hệ giữa người thầy thuốc tư vấn và đối tượng tư vấn

Một số yếu tố của việc giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân

Yếu tố

Nhiệm vụ

Thiết lập quan hệ Khuyến khích tạo quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân

Tôn trọng sự tham gia chủ động của bệnh nhân vào việc quyết định

Thảo luận cởi mở Cho phép bệnh nhân biểu lộ ý kiến của mình công khai

Tập hợp đầy đủ những sự lo ngại của bệnh nhân

Thiết lập và duy trì quan hệ các nhân

Thu thập thông tin Sử dụng thích hợp các câu hỏi mở và đóng

Kết cấu, làm rõ và tóm tắt thông tin

Chủ động lắng nghe bằng cách sử dụng ngôn ngữ phi lời nói: ánh mắt, tư thế ngồi, biểu cảm khuôn mặt  và ngôn ngữ: các từ ngữ mang tính khuyến khích.

Hiểu biết quan điểm của bệnh nhân về bệnh Khai thác một số thông tin chung: gia đình, văn hóa, giới tuổi, hoàn cảnh kinh tế xã hội, yếu tố tâm linh

Khai thác niềm tin, sự lo ngại và mong đợi về sức khỏe bệnh tật

Ghi nhận và đáp ứng suy nghĩ, cảm xúc và giá trị

Chia sẻ thông tin Sử dụng ngôn ngữ phù hợp để bệnh nhân có thể hiểu vấn đề

Xác định lại sự hiểu biết này

Khuyến khích bệnh nhân đặt câu hỏi

Đạt được thỏa thuận về vấn đề kế hoạch Khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các quyết định chăm sóc sức khỏe ở mức bệnh nhân muốn

Xác định lại sự mong muốn và khả năng của bệnh nhân trong việc theo dõi thực hiện lại kế hoạch thực hiện

Xác định và ghi nhận các nguồn lực hỗ trợ

 

Kết thúc Hỏi xem bệnh nhân có các vấn đề và lo ngại khác không

Tóm tắt và khẳng định sự đồng thuận với kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khỏe

Theo dõi các cuộc thảo luận: lần khám sau, kế hoạch cho những kết quả không mong muốn

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*