suy hô hấp và viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử có thể gặp ở trẻ sinh non rất nhẹ cân, đặc biệt khởi phát sau khi bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa.

1.Phòng ngừa cơn ngưng thở ở trẻ sơ sinh

  • Hai loại thuốc thường dùng: caffein citrat và aminophylline. Ưu tiên chọn lựa caffein

„ Liều của caffein citrat 20 mg/kg uống hay tiêm tĩnh mạch (tiêm chậm hơn 30 phút). Liều duy trì 5 mg/kg/ngày sau liều tấn công 24 giờ, có thể tăng mỗi 5mg/kg/ngày lên liều tối đa là 20mg/kg/ngày, nếu không có tác dụng phụ, tiếp tục sử dụng 4-5 ngày sau khi cơn ngưng thở chấm dứt.

„ Nếu không có caffein, cho liều aminophyline 6 mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó duy trì bằng liều 2,5 mg/kg mỗi 12 giờ (tr. 69)

  • Nên sử dụng monitor (nếu có) để theo dõi cơn ngưng thở của trẻ.
  • phát hiện giảm oxy máu ở trẻ không được hỗ trợ hô hấp.Nếu không có monitor theo dõi, nên theo dõi bằng máy đo SpO giúp

2. Suy hô hấp

Trẻ sinh non có nguy cơ suy hô hấp do thiếu hụt surfactan. Nguy cơ này có thể giảm xuống ở những thai phụ có nguy cơ sinh non và đã được sử dụng 2 liều dexamethasone 12 mg cách nhau 24 giờ. Suy hô hấp thường gặp trong vòng 3 ngày đầu sau sinh. Đây là một quá trình tự giới hạn, do quá trình chuyển dạ là yếu tố thúc đẩy giúp sản xuất surfactan. Vấn đề đặt ra là làm sao để hỗ trợ trẻ sinh non trong những ngày đầu cho đến khi lượng surfactan thiếu hụt được sản xuất.

Bốn triệu chứng lâm sàng đặc trưng của suy hô hấp thường xuất hiện trong vòng 4 giờ sau sinh

  • Thở nhanh
  • Thở rên
  • Thở co lõm ngực hoặc co kéo liên sườn
  • Tím tái
Điều trị:

Những nguyên tắc điều trị:

  • Hạn chế can thiệp không cần thiết
  • Cung cấp oxy khi có chỉ định và giữ SpO : 90%<SpO < 95% để giảm tỉ lệ mắc bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non
  • Nhịn ăn đường tiêu hóa
  • Dinh dưỡng tĩnh mạch
  • Ổn định thân nhiệt
  • Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch trong trường hợp có nhiễm trùng. Viêm phổi cũng là một nguyên nhân gây suy hô hấp khó có thể loại trừ.

Thở áp lực dương liên tục (NCPAP) nên được sử dụng nhằm tránh làm xẹp phế nang trong thì thở ra, giúp cải thiện oxy hóa máu và giảm công hô hấp.

Nếu tình trạng suy hô hấp hoặc thiếu oxy máu vẫn tiếp diễn, cần chụp phim X-quang ngực để loại trừ tràn khí màng phổi.

3.Viêm ruột hoại tử

Viêm ruột hoại tử có thể gặp ở trẻ sinh non rất nhẹ cân, đặc biệt khởi phát sau khi bắt đầu nuôi ăn qua đường tiêu hóa. Viêm ruột hoại tử thường gặp ở trẻ được nuôi bằng sữa công thức, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.

Những dấu hiệu thường gặp của viêm ruột hoại tử:
  • Bụng chướng hoặc đề kháng
  • Không dung nạp sữa
  • Ọc dịch xanh hoặc dẫn lưu dạ dày ra dịch xanh
  • Có máu trong phân
  • Cơn ngưng thở
  • Lơ mơ hoặc hôn mê
  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt
Điều trị:

„ Ngưng nuôi ăn qua đường tiêu hóa

„ Dẫn lưu dịch dạ dày qua ống thông mũi – dạ dày

„ Nuôi ăn tĩnh mạch: truyền dịch glucose – saline

„ Sử dụng kháng sinh: ampicillin (hoặc penicillin) phối hợp với gentami- cin và metronidazole trong 10 ngày

Nếu trẻ có cơn ngưng thở hoặc dấu hiệu nguy hiểm, cho trẻ thở oxy qua cannula mũi. Nếu không cải thiện, sử dụng aminophylline hoặc caffeine đường tĩnh mạch

Nếu trẻ xanh xao, kiểm tra Hb máu, truyền máu nếu Hb <10g/dl

Chụp X-quang bụng thẳng, nghiêng. Nếu có hơi tự do trong ổ bụng. Hội chẩn ngoại khoa khẩn.

Theo dõi sát trẻ mỗi ngày. Bắt đầu cho trẻ tập ăn lại sữa mẹ qua sonde dạ dày nếu bụng mềm, không đề kháng, trẻ hết tiêu máu, và dịch dạ dày trong. Bắt đầu cho ăn lại thật chậm, tăng dần 1-2ml mỗi cữ mỗi ngày.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*