OXY LIỆU PHÁP

Oxy được sử dụng liên tục để trẻ có thể duy trì độ bão hòa oxy máu > 90% ở nhiệt độ phòng. Khi tình trạng trẻ ổn định và cải thiện, nên thử ngưng oxy trong vài phút.

1. Chỉ định

Chỉ định dùng oxy dựa vào oxy máu. Chỉ định dùng oxy cho trẻ khi độ bão hòa oxy máu < 90%.

Khi không đo được oxy máu, chỉ định dùng oxy sẽ dựa trên dấu hiệu lâm sàng, dù rằng các dấu hiệu này ít chính xác hơn. Nên dùng oxy cho những trẻ viêm phổi rất nặng, viêm phế quản hoặc suyễn có các dấu hiệu sau:

 Tím trung ương

 Không hể uống được (do tình trạng suy hô hấp)

 Rút lõm ngực nặng

 Nhịp thở ≥ 70/phút

 Thở rên (ở trẻ nhũ nhi nhỏ)

 Tri giác xấu

2.Nguồn oxy

Nên có nguồn oxy luôn sẵn sàng. Có hai nguồn oxy là bình oxy và oxy nguồn cố định. Luôn luôn kiểm tra xem các thiết bị có ổn định không.

Oxy bình và oxy nguồn cố định

Xem danh sách các thiết bị thiết yếu khi dùng oxy bình và oxy nguồn cố định cũng như hướng dẫn sử dụng oxy liệu pháp, hệ thống oxy của Tổ chức Y tế Thế giới.

Cung cấp oxy

Oxy mũi được ưa dùng cho mọi trường hợp vì an toàn, không xâm lấn, chắc chắn và không làm tắc nghẽn đường thở. Ống thông mũi hoặc mũi hầu có thể sử dụng thay thế khi không có oxy mũi. Oxy mask gắn với túi dự trữ có 100% oxy dùng trong hồi sức.

Oxy mũi. Dây có hai nhánh ngắn đưa vào trong lỗ mũi. Đặt cố định vừa với lỗi mũi và dán bang cố định hai bên má gần mũi (xem hình).

 

Làm sạch mũi đảm bảo oxy không bị cản trở bởi nhầy mũi.

Liệu pháp oxy: ngạnh mũi đúng cách vị trí và đảm bảo.

 Cung cấp oxy với lưu lượng 1–2 lít/phút (0,5 lít/phút đối với trẻ nhũ nhi) để tăng nồng độ oxy hít vào khoảng 40%. Oxy cần được làm ẩm đối với oxy mũi.

Ống thông mũi số 6 hoặc 8 Fr có thể đưa vào đến mũi sau. Đưa ống thông vào một khoảng tương đương khoảng cách từ lỗ mũi đến bờ trong của lông mày.

 Cung cấp lưu lượng oxy 1–2 lít/phút. Oxy không cần phải làm ẩm.

Ống thông mũi hầu. Ống thông số 6 hoặc 8 Fr có thể đi qua vùng hầu họng bên dưới lưỡi gà. Đưa ống thông vào sâu một khoảng tương đương khoảng cách từ lỗ mũi đến phần trước của tai (xem hình). Nếu được đặt quá sâu, trẻ có thể bị nghẹn, nôn hoặc hiếm gặp hơn là bị chướng dạ dày

. Cung cấp lưu lượng oxy 1–2 lít/phút để tránh chướng hơi dạ dày. Oxy cần được làm ẩm.

3.Theo dõi

Huấn luyện cho điều dưỡng biết cách đặt và cố định oxy mũi đúng cách. Kiểm tra các thiết bị thường xuyên đảm bao hoạt động tốt, gỡ ra và vệ sinh sạch sẽ dây oxy ít nhất hai lần một ngày.Theo dõi trẻ mỗi 3 giờ để xác nhận tình trạng trẻ và điều chỉnh các vấn đề sau:

• Độ bão hòa oxy bằng đo oxy máu

• Dây oxy gắn vào mũi đúng vị trí

• Sự rò rỉ của nguồn oxy

• Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp

• Sự tắc nghẽn đường thở do nhầy mũi (lau sạch mũi với gạc ẩm hoặc hút nhẹ nhàng)
Đo độ bão hòa oxy

Độ bão hòa oxy máu bình thường ở trẻ là 95–100%; ở trẻ viêm phổi nặng, độ bão hòa oxy thường giảm. Chỉ định thở oxy khi độ bão hòa oxy giảm < 90% (đo ở nhiệt độ phòng). Con số chỉ định này thay đổi tùy theo độ cao hoặc môi trường thiếu oxy. Việc đáp ứng oxy có thể được đánh giá qua đo độ bão hòa oxy, khi trẻ có bệnh phổi được cung cấp oxy thì độ bão hòa oxy trong máu tăng (với trẻ có tim bẩm sinh tím, độ bão hòa oxy không thay đổi khi trẻ được thở oxy). Điều chỉnh lưu lượng oxy thích hợp bằng đo độ bão hòa oxy nhằm duy trì độ bão hòa oxy >90% để tránh lãng phí oxy.

4.Thời gian sử dụng oxy liệu pháp

Oxy được sử dụng liên tục để trẻ có thể duy trì độ bão hòa oxy máu > 90% ở nhiệt độ phòng. Khi tình trạng trẻ ổn định và cải thiện, nên thử ngưng oxy trong vài phút. Nếu độ bão hòa oxy vẫn > 90%, ngưng oxy nhưng sẽ kiểm tra lại một lần nữa sau 0,5 giờ và mỗi ngày 3 lần trong ngày đầu tiên vừa ngưng oxy để đảm bảo tình trạng trẻ vẫn ổn định. Khi không đo được độ bão hòa oxy, thời gian sử dụng oxy sẽ được quyết định bằng dấu hiệu lâm sàng  dù chúng ít tin cậy hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*