NHỮNG TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG CẦN PHẪU THUẬT

Nhiễm trùng có thể tạo ra ổ mủ ở bất kỳ vùng nào của cơ thể.Nhiễm trùng xương thường do nhiễm trùng huyết . Cũng có thể xảy ra trong gãy xương hở.

1. Áp-xe

Nhiễm trùng có thể tạo ra ổ mủ ở bất kỳ vùng nào của cơ thể.

Chẩn đoán

 Sốt, sưng, đau và khối căng phồng

 Xác định nguyên nhân của áp-xe (ví dụ như tiêm chích, dị vật hoặc nhiễm trùng xương nằm bên dưới). Áp-xe do tiêm chích thường hình thành 2–3 tuần sau khi tiêm.

Điều trị

 Rạch và dẫn lưu

• Rạch và dẫn lưu ổ áp-xe lớn có thể cần phải gây mê toàn thân.

 Kháng sinh: cloxacillin (25–50 mg/kg bốn lần một ngày) trong 5 ngày hoặc cho đến khi hết viêm mô tế bào xung quanh. Nếu nghi ngờ vi khuẩn đường ruột (ví dụ áp-xe quanh hậu môn), ampicillin (25–50 mg/kg tiêm mạch hoặc tiêm bắp bốn lần một ngày), gentamicin (7,5 mg/kg tiêm mạch hoặc tiêm bắp một lần một ngày) cộng với metro- nidazole (10 mg/kg ba lần một ngày).
Rạch và dẫn lưu áp–xe:

A: chọc hút để xác định giới hạn của ổ mủ (gửi đến phòng thí nghiệm, nếu có, và luôn luôn soi cấy tìm lao);

B: rạch hình elip;

C–D: bơm rửa ổ mủ;

E: nhét dẫn lưu tại chỗ

2. Viêm xương tủy

Nhiễm trùng xương thường do nhiễm trùng huyết . Cũng có thể xảy ra trong gãy xương hở.

Tác nhân phổ biến nhất gồm S. aureus, Salmonella (trong bệnh hồng cầu hình liềm) và Mycobacterium tubercu- losis.

Chẩn đoán•

Viêm xương tủy cấp tính:

– Đau nhức xương liên quan
– Thường sốt liên tục

– Không thể cử động các chi bị tổn thương

– Không chịu được sức nặng ở chân

Trong viêm tủy xương sớm, X–quang có thể bình thường; thường mất 12–14 ngày để thay đổi trên X–quang.

• Viêm tủy xương mạn tính

– Xương bị viêm ra mủ liên tục

– X–quang cho thấy màng xương và xương hoại tử

Điều trị

 Hội chẩn với bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa

Trong viêm tủy xương sớm có sốt và nhiễm trùng huyết, cho chlor- amphenicol (25 mg /kg ba lần một ngày) cho trẻ < 3 tuổi và trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm; hoặc cho cloxacillin (50 mg /kg tiêm mạch hoặc tiêm bắp bốn lần một ngày) cho trẻ em > 3 tuổi ít nhất 5 tuần.

Cho kháng sinh tiêm cho đến khi trẻ cải thiện về lâm sàng, sau đó uống để hoàn tất liệu trình

. Trong viêm tủy xương mạn tính, cần cắt bỏ xương chết cũng như điều trị kháng sinh..

3. Viêm khớp nhiễm trùng

Tình trạng này cũng tương tự như viêm tủy xương, nhưng liên quan đến khớp.

Chẩn đoán

• Đau và sưng khớp

• Thường sốt không liên tục

• Khám khớp thấy hai triệu chứng quan trọng:

– Sưng và đau khớp

– Giới hạn vận động

Điều trị

 Chọc hút dịch khớp để chẩn đoán xác định . Tác nhân vi sinh thường gặp nhất là S. aureus. Chọc hút phải được thực hiện một cách vô trùng.

 Hội chẩn với một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa là cần thiết để rửa các khớp. Mủ dưới áp lực sẽ phá hủy khớp.

Cho chloramphenicol (25 mg /kg ba lần một ngày) cho trẻ < 3 tuổi và trẻ có bệnh hồng cầu hình liềm; hoặc cho cloxacillin (50 mg/kg tiêm mạch hoặc tiêm bắp bốn lần một ngày) cho trẻ > 3 tuổi ít nhất 3 tuần. Cho kháng sinh tiêm cho đến khi trẻ đã được cải thiện về lâm sàng, sau đó uống để hoàn tất điều trị.

4. Viêm mủ cơ

Ở bệnh lý này, có sự hình thành mủ bên trong cơ.
Chẩn đoán

 Sốt, đau và sưng các cơ. Khối sưng thường không được phát hiện nếu viêm sâu bên trong cơ.

 Thường xảy ra ở đùi

Điều trị

 Rạch và dẫn lưu (thường yêu cầu gây mê)

 Dẫn lưu áp-xe trong 2–3 ngày.

 X–quang để loại trừ viêm tủy xương

 Cho cloxacillin (50 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch bốn lần một ngày) trong vòng 5–10 ngày, tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất là S. aureus.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*