Một số vị thuốc hành huyết

XUYÊN KHUNG

Xuyên khung

Vị thuốc là thân rễ phơi khô của cây xuyên khung Ligusticum wallichii, họ Hoa tán Apiaceae

Tính vị và quy kinh: cay, ấm; can, đởm, tâm bào

Công năng chủ trị:

– Hoạt huyết thông kinh: dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh hoặc vô sinh, khó đẻ dùng xuyên khung kết hợp với đương quy.

– Hành khí giải uất:  giảm đau dùng khi can khí uất kết, ngực sườn đầy tức, đau cơ, đau khớp, khí huyết vận hành khó khăn phối hợp vị thuốc với tang diệp hương phụ.

– Giải nhiệt hạ sốt: dùng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn (viên khung chỉ) dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau răng, có thể dùng để chữa sốt rét.

– Bổ huyết: dùng kết hợp các thuốc bổ huyết khác

Liều lượng: 4-12g/ ngày trong trường hợp cụ thể suy nhược huyết kém xanh xao dùng trong bài tứ vật các vị thuốc xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược.

Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, khí nghịch nôn mửa, nhức đầu do can dương thịnh, kinh nguyệt quá nhiều

Tác dụng dược lý

Tetramethyl pyrazin trong xuyên khung ức chế kết tập tiểu cầu, dự phòng tạo cục máu đông trong mạch

Cao xuyên khung  ức chế kết tập tiểu cầu và sự tổng hợp thromboxan, làm tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, làm giảm cholesterol máu

– Liều nhỏ tinh dầu xuyên khung ức chế hoạt động não, hưng phấn trung khu hô hấp, trung khu phản xạ ở tuỷ sống, làm tăng huyết áp. Liều cao lại làm não tê liệt, huyết áp hạ, hô hấp khó khăn.

 

NGƯU TẤT

Vị thuốc là rễ của cây ngưu tất Achyranthes bidentata, họ Rau dền Amaranthaceae

Tính vị và quy kinh: đắng, chua, bình; can, thận

Công năng và chủ trị:

Hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc: Dùng trong các bài thuốc hoạt huyết nói chung hoặc dùng trong kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều do ứ huyết, dùng ngưu tất 20g sắc uống, có thể thêm ít rượu trắng; hoặc kết hợp với đào nhân, tô mộc, hương phụ.

– Thư cân, mạnh gân cốt: dùng trong đau khớp, đau xương sống đặc biệt với khớp của chân; nếu thấp mà thiên về hư hàn thì phối hợp với quế chi, cẩu tích, tục đoạn, nếu thấp thiên về nhiệt thì phối hợp với hoàng bá.

– Giáng hoả chỉ huyết: dùng khi hoả độc bốc lên gây nôn ra máu, chảy máu cam.

– Lợi niệu, trừ sỏi: dùng khi tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi, tiểu tiện đục.

– Giáng áp: dùng trong cao huyết áp.

– Giải độc chống viêm: chữa các trường hợp họng sưng đau, loét miệng

Liều lượng: 6-12gam/ngày (dùng sống hoặc trích rượu, muối,…)

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai hoặc lượng kinh nguyệt nhiều người mộng hoạt tinh không dùng

Tác dụng dược lý

– Saponin có trong ngưu tất làm giảm cholesteron máu và có tác dụng hạ huyết áp.

– Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao được điều trị

– Ngưu tất làm giảm tỷ lệ β-lipoprotein/α-lipoprotein máu ở 82% số bệnh nhân có tỷ lệ β-lipoprotein/α-lipoprotein máu cao được điều trị

– So sánh với Clofibrat thì tác dụng hạ cholesterol hơi yếu hơn, tác dụng hạ tỷ lệ β-lipoprotein/α-lipoprotein máu thì tương đương

– Saponin ngưu tất có tác dụng trợ lực tử cung. Dịch chiết ngưu tất làm tăng co bóp tử cung và có thể gây sẩy thai

– Các chế phẩm từ ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp tương đương α-methyl dopa

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*