Viêm họng hạt là một trong những bệnh lý phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng cao, bất kể độ tuổi nào cũng đều có thể mắc phải. Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng, mãn tính và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Hiện nay rất nhiều phương pháp được lựa chọn để điều trị như đốt laser, đốt lạnh bằng nito. Tuy nhiên hiệu quả mang lại không cao, chỉ làm giảm triệu chứng trong thời gian ngắn, bên cạnh đó dễ gây kích ứng các hạt nằm trên niêm họng và làm chúng phát triển nhanh hơn. Dưới đây là 10 mẹo chữa viêm họng hạt an toàn và hiệu quả tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo.
Contents
Các mẹo chữa viêm họng hạt đơn giản tại nhà
Bài 1: Sử dụng 60g muối ăn pha với 350ml nước đun sôi, thêm 2 thìa nước cốt chanh. Ngậm 3 – 5 lần trong ngày sẽ cảm nhận được tác dụng hiệu quả.
Bài 2: Nguyên liệu 8g chè xanh, 40g sơn trà, 40g đường phèn. Đem sắc hỗ hợp trên với 600ml nước, cô đặc còn 250ml rồi bắc ra để nguội, uống mỗi ngày 2 lần trước khi ăn cơm.
Bài 3: 15g vỏ lê, 20g vỏ mía lau, rửa sạch sau đó sắc với 700ml nước, cô đặc còn 350ml tắt bếp để nguội, uống thay nước mỗi ngày sẽ giúp cho các vị trí viêm trên niêm mạc được cải thiện rõ ràng.
Bài 4: Nguyên liệu 15g cát cánh, 15g hoa kinh giới, 6g cam thảo. Đêm hỗ hợp trên sắc cùng với 600ml, cô đặc còn lại 250ml, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, dùng liên tục trong từ 7-10 ngày.
Bài 5: Nguyên liệu: rễ cây rẻ quạt. Cách thực hiện: ngâm rễ cây rẻ quạt trong nước vo gạo 2 ngày sau đó thái thành thành lát mỏng phơi khô. Cách dùng: lấy 4g tán mịn ngậm nuốt dần hoặc có thể dùng sắ với 200m nước đến khi còn lại 80ml dùng uống dần trong ngày.
Bài 6: Nguyên liệu 25g sắn dây khô, 15g mạch môn, 25g rau má, 10g cam thảo đất. Sắc cùng 700ml cô đặc còn lại 200ml, ngày uống 2 lần trước bữa ăn.
Súc miệng nước muối
Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng mỗi ngày nhằm làm sạch họng, tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau cổ họng và chống nhiễm trùng. Mỗi ngày nên súc miệng từ 1 – 2 lần.
Cách thực hiện
Uống một ngụm nước muối vừa phải, ngửa cổ về phía sau. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi từ cổ họng đi lên đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò”, thực hiện quá trình này 3-4 rồi nhổ ra và uống ngụm nước mới, cho đến khi họng không còn cảm giác dễ chịu, đỡ vướng víu.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước không chỉ giúp làm sạch vùng họng mà còn tăng sức chiến đấu chống viêm và nhiễm trùng, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa sốt. Giữ ẩm cho họng, tránh bị kích thích bởi không khí bên ngoài. Nên uống trà nóng hay đồ uống nhẹ khác sẽ giúp khơi thông cổ họng nhanh hơn, tránh uống nước lạnh.
Uống mật ong
Mật ong là “vị cứu tinh” đối với người bị viêm họng giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. mật ong có tác dụng hiệu quả hơn xirô ho vì mật ong bảo vệ cổ họng tốt hơn.
Để giảm đau họng, Có thể pha nước nóng với vài lát gừng và cho vào 1 thìa cà phê mật ong, thêm nửa thìa nước chốt chanh. Chanh giúp màng nhầy co lại, do đó món trà này sẽ tăng gấp đôi hiệu quả bảo vệ cổ họng. Có thể làm theo cách khác: chanh đào và mật ong hấp nồi cơm rồi bỏ ra ăn nóng.
Tỏi
Tỏi có chứa dược chất allicin, một kháng sinh rất mạnh, đồng thời diệt khuẩn rất hiệu quả. Theo Webmd, chỉ cần ngậm 1 tép tỏi trong khoảng 5-10 phút giúp giảm cảm giác ngứa họng khó chịu để tránh bị nhiễm trùng. Có thể giã nát tỏi để phát huy tối đa công dụng
Cách thực hiện: Cho vài tép tỏi giã nát vào nước và đun sôi, thêm mật ong và đun khi thấy hỗn hợp sánh mịn và uống mỗi ngày.
Thông tin về bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt có 2 loại, viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Viêm họng cấp tính là viêm họng giả mạc, viêm họng loét hoặc viêm họng đỏ hoặc phối hợp cả 3. Viêm họng cấp tính kéo dài không được điều trị sẽ chuyển thành viêm họng mãn tính.
Viêm họng hạt thực tế là hiện tượng các lympho thường xuyên làm việc trong thời gian dài nên to ra kèm theo các hạt mủ đậu mọc lên ở vùng họng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng viêm nhiễm xung quanh hầu họng.
Một nguyên nhân khác cũng được nhiều bác sĩ kết luận rằng đó là do trào ngược dạ dày. Khi acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản, tràn lên vùng họng dễ gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc thực quản, vùng họng.
Thông thường lympho sẽ gây viêm và to ra làm kích thích thành sau và chèn ép vào họng gây cảm giác mắc vướng, ngứa vùng cổ họng và ho nhiều. Triệu chứng có thể dễ nhận thấy như cảm giác bị vướng ở cổ, buồn nôn, khạc đờm liên tục.
Nếu trong vùng họng xuất hiện thấy niêm mạc họng đỏ, có những hạt trắng ở thành sau họng, dày, ướt. Các triệu chứng nặng hơn sau khi uống rượu, hút thuốc lá, nói nhiều… có thể gây ra các đợt viêm họng cấp, sức khỏe suy giảm.
Cách phòng ngừa bệnh viêm họng hạt mãn tính
Tránh xa những tác nhân gây kích thích vùng hầu họng khói độc, bụi bẩn, nước và thức ăn lạnh, cảm lạnh, không uống rượu bia, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không hút thuốc lá,
Vệ sinh răng miệng thường xuyên, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết, nâng cao sức đề kháng.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày để làm sạch họng, diệt khuẩn
Dưới đây là thông tin bạn cần biết:
» 10 thực phẩm chữa đau họng tại nhà hiệu quả nhất
» 5 cách chữa viêm họng do trào ngược dạ dày khỏi ngay tại nhà
Để lại một phản hồi