Ho về đêm là biểu hiện thường gặp khi thời tiết thay đổi thất thường, cổ họng bị lạnh gây kích thích thanh quản. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy ho về đêm là mắc bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu các bệnh lý liên quan đến hiện tượng ho về đêm
Contents
Ho là gì?
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi…
Ho về đêm ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng thường xuyên có biểu hiện ho về đêm. Ban đêm, các chất nhày ứ đọng trong cổ gây kích thích dễ gây ho. Bé có thể bị đau bụng, cong người, đỏ mặt vì khi ho, các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Nếu ho xảy ra đột ngột, mặt tái đi, ho sắc sụa thì có thể bé bị mắc vật gì đó vào đường hô hấp.
Ban đêm cũng là thời điểm rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, nếu bị viêm xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho về đêm. Trẻ bị hen cũng có thể gây ho về đêm.
Khi trẻ ho nhiều sẽ kích thích phản xạ hầu họng gây nôn trớ.
Với các bé bị ho về đêm dễ gây ra hiện tượng nôn trớ và cần cảnh giác với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do cấu tạo của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, vào ban đêm thức ăn và acid dễ trào ngược lên thực quản và đường hô hấp gây viêm đường hô hấp. Đó là lý do khiến trẻ bị ho nhiều về đêm
Chăm sóc bé bị ho về đêm
Biện pháp mà đa số các mẹ đều sử dụng đó là dùng chanh, mật ong, lá hẹ… Đem hấp và lấy nước uống.
Trước khi ngủ cần cho bé vệ sinh vùng miệng sạch sẽ, tránh ăn uống trước khi ngủ. Trước khi ngủ có thể cho uống một thìa mật ong thể họng không bị khô rát, giữ ấm cho họng. Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Nếu như bé hay bị nôn trớ thì nên kê cao gối cho bé. Giữ ấm cho bé khỏi bị cảm lạnh, tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn…
Ho đêm ở người lớn
Do hen suyễn
Ban đêm là thời điểm các cơn hen thường xuyên tái phát. Đây cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, các triệu chứng thường là ho, thở rít, khạc đờm, ho sặc sụa về đêm hoặc khi gặp lạnh
Viêm xoang
Khi bị viêm xoang, các chất nhày chảy xuống mặt sau của cổ họng kích kích gây ho. Vào ban ngày, các dịch nhày tự trôi xuống đường tiêu hóa. Nhưng về ban đêm, dịch nhày dễ ứ lại làm họng rất dễ khô, rát và bị ho về đêm.
Trào ngược dạ dày
Ban đêm là thời điểm bệnh trào ngược dạ dày dễ tái phát và trở nên trầm trọng hơn. Acid trào ngược lên thực quản và tràn vào họng, phổi gây viêm họng, kích thích thanh quản gây ho. Để cải thiện tình trạng này người bệnh cần hạn chế ăn quá no vào buổi tối, ngủ nằm nghiêng sang trái và kê cao đầu giường khi ngủ.
Nếu như chưa biết chắc chắn ho về đêm là bệnh gì và kéo dài hơn 5 ngày (kể cả trẻ con và người lớn), kèm theo nhiều triệu chứng khác như khó thở, đau bụng, buồn nôn…, người bệnh cần đi khám để xét nghiệm, nội soi để biết chính xác tình trạng bệnh và tư vấn cách trị bệnh hiệu quả, tránh tự ý mua thuốc bên ngoài khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Dưới đây là thông tin mà bạn cần biết:
» Ngứa cổ họng, ho nhiều khi nằm là bị bệnh gì?
» 11 Nguyên nhân gây ho lâu ngày không khỏi
» 8 cách chữa trị ho lâu ngày không khỏi cho trẻ em và người lớn
Để lại một phản hồi