HỖ TRỢ DINH DƯỠNG

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, điều kiện trang thiết bị và nhân viên y tế cần phải chú trọng nhưng nguyên tắc cơ bản sau:

• Tiếp xúc tốt với thân nhân bệnh nhi

• Thu xếp khu vực giường bệnh sao cho bệnh nhân nặng phải được ở vị trí dễ quan sát nhất, gần nguồn oxy cũng như các phương tiện cấp cứu

• Quan tâm chu đáo để trẻ cảm thấy dễ chịu nhất có thể, giảm đau nếu có, đặc biệt cố gắng điều trị bằng những phương pháp ít xâm lấn nhất

.• Đề phòng nhiễm khuẩn bệnh viện bằng cách khuyến cáo mọi nhân viên y tế rửa tay và tẩy trùng các trang thiết bị y tế thường xuyên.

• Giữ ấm khu vực giường bệnh của trẻ, đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng nặng cần được theo dõi sát, tránh những biến chứng như hạ thân nhiệt.

Nhân viên y tế nên tham khảo hướng dẫn ở phần tư vấn . Các tờ biển có nhiều hình ảnh hướng dẫn có thể giúp bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà.

1. Hỗ trợ bú mẹ đúng cách

Bú mẹ là cách thức quan trọng nhất trong việc phòng tránh bệnh cho trẻ và giúp trẻ mau hồi phục sau bệnh.

• Khuyến khích bú mẹ hoàn toàn ở trẻ sơ sinh đến 6 tháng

• Tiếp tục bú mẹ và ăn dặm thêm khi trẻ 6 tháng đến 2 tuổi

Bác sĩ điều trị bệnh cho trẻ phải có trách nhiệm khuyến khích mẹ cho trẻ bú và giúp trẻ vượt qua những khó khắn mắc phải.Để có thông tin về việc trẻ bú mẹ, cần hỏi cách mẹ cho trẻ ăn và thói quen bú của trẻ thế nào. Quan sát lúc mẹ cho trẻ bú để xem liệu bà mẹ có cần sự giúp đỡ không. Những yếu tố cần quan sát

• Cách trẻ ngậm bắt vú . Ngậm bắt vú tốt là:

– Thấy quầng vú phía trên miệng trẻ

– Miệng trẻ mở rộng

– Môi dưới mở ra ngoài

– Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

• Cách mẹ bế trẻ

– Giữ trẻ sát vào người mẹ

– Giữ cho mặt trẻ đối diện vú mẹ

– Đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng

– Tay mẹ bế cả người trẻ

• Làm thế nào mẹ giữ ngực

Giải quyết những vấn đề mắc phải. “Không đủ sữa” hết tất cả các bà mẹ đều có đủ sữa cho con thậm chí là cho hai trẻ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng được uống đủ sữa. Những dấu hiệu cho thấy trẻ không được bú đủ sữa:

 

• Tăng cân kém (< 500 g/tháng hoặc < 125 g/tuần hoặc trẻ sụt cân < cân nặng lúc sinh sau 2 tuần)

• Tiểu ít (dưới 6 lần/ngày, nước tiểu vàng và có mùi)

Những nguyên nhân trẻ không được bú đủ sữa: bú không đúng cách, ngậm bắt vú kém (thường gặp), cho bú muộn, cho bú chỉ vào những giờ cố định, không được bú đêm, thời gian bú ít, bú bình, ngậm vú giả, ăn thêm thức ăn, nước khác ngoài sữa.

• Yếu tố tâm lý của mẹ: kém tự tin, lo lắng, căng thẳng, áp lực, không thích cho con bú, không yêu thương trẻ, mệt mỏi

• Tình trạng thực thể của mẹ: các bệnh mạn tính (thiếu máu nặng hoặc thấp tim), uống thuốc tránh thai, lợi tiểu, đang mang thai, suy dinh dưỡng nặng, uống rượu, hút thuốc, sót nhau (hiếm)

• Tình trạng của trẻ: trẻ có bệnh hoặc có bất thường bẩm sinh (như chẻ vòm hầu hoặc tim bẩm sinh) có thể cản trở việc bú sữa mẹ

Khi mẹ ít sữa, càng cần phải tăng cường cho con bú để có sữa trở lại, tương tự, những bà mẹ vừa ngưng cho con bú thì nên cho con bú lại.

Những cách giúp mẹ cho bú trở lại:

• Cho trẻ tiếp xúc với mẹ nhiều hơn là những người khác

• Tiếp xúc da kề da nhiều nhất có thể

• Cho trẻ tiếp xúc với vú mẹ ngay khi trẻ có nhu cầu bú

• Giúp trẻ ngậm bắt vú bằng cách đưa vú mẹ gần miệng trẻ và bế trẻ sao cho trẻ có thể dễ dàng ngậm bắt vú mẹ

• Tránh dùng bình sữa, núm vú cao su, vú giả. Nếu cần, có thể vắt sữa mẹ và cho trẻ uống bằng ly. Nếu các cách trên thất bại thì đành phải cho trẻ bú ngoài cho đến khi sữa mẹ có lại.

2. Làm cách nào để tăng lượng sữa mẹ

Phương pháp chính để tăng lượng sữa mẹ cũng như để mẹ có sữa trở lại là cho trẻ bú mẹ thường xuyên để kích thích vú tiết sữa

• Cho trẻ uống sữa bằng ly trong khi chờ sữa mẹ có lại. Không nên dùng bình sữa hoặc núm vú giả. Giảm lượng sữa ngoài từ 30-60ml/ngày khi sữa mẹ bắt đầu có lại. Theo dõi tình trạng lên cân của trẻ.

3. Trẻ từ chối bú mẹ

Những nguyên nhân chính khiến trẻ từ chối bú mẹ:

• Trẻ ốm, đau hay đang dùng thuốc an thần.

– Nếu trẻ còn bú được, khuyến khích mẹ cho bú thường xuyên hơn. Nếu trẻ ốm, mẹ có thể vắt sữa và cho uống bằng ly hoặc ống thông dạ dày cho đến khi trẻ có thể bú lại

– Nếu trẻ ở bệnh viện, nên sắp xếp để mẹ có thể ở gần và cho bé bú

– Hỗ trợ mẹ bế trẻ cho bú mà không chạm vào vùng trẻ đang bị tổn thương

– Giúp mẹ biết cách làm sạch mũi bị nghẹt. Khi đó, nên cho trẻ bú ngắn lại nhưng thường xuyên hơn trong vài ngày

– Mọc răng hoặc nhiễm nấm Candida có thể khiến trẻ bị đau miệng. Điều trị nhiễm nấm bằng nystatin (100.000 U/ml). Nhỏ 1–2 ml ngày 4 lần trong 7 ngày. Nếu không có nystatin, có thể dùng thuốc tím 1%. Khuyến khích mẹ vẫn cho bú đối với những trẻ bắt đầu mọc răng

.- Nếu bà mẹ có dùng thuốc an thần thường xuyên thì nên giảm liều hoặc áp dụng biện pháp an thần thay thế khác.

• Kỹ thuật cho trẻ bú không đúng cách

– Hỗ trợ mẹ về cách cho trẻ bú: bế trẻ sao cho trẻ có tư thế thoải mái và tiếp xúc tốt với vú mẹ, tránh việc đè ép đầu trẻ vào vú mẹ hay lắc vú để nhắc trẻ bú.

– Khuyên mẹ không nên dùng bình sữa hoặc vú giả, nếu cần thiết thì nên vắt sữa mẹ và cho trẻ uống bằng ly.

– Lấy bớt sữa khi tình trạng sữa ứ đọng nhiều mà trẻ chưa bú hết, nếu không thì viêm vú hay áp-xe vú có thể xảy ra. Nếu trẻ không bú, hướng dẫn mẹ vắt sữa ra.

– Giảm việc cung cấp hơn nhu cầu cần thiết. Khi trẻ ngậm bắt vú kém khiến việc bú không hiệu quả, trẻ có thể sẽ đòi bú thường xuyên và bú lâu hơn, từ đó kich thích vú tiết nhiều sữa hơn nhu cầu. Nếu bà mẹ cho trẻ bú bởi cả hai vú, việc cung cấp sữa quá mức có thể xảy ra, trong khi điều này là không cần thiết.

• Thay đổi ảnh hưởng đến trẻ.

Một số thay đổi trong cuộc sống như sự xa cách đối với mẹ, người giữ trẻ mới, mẹ bị bệnh, thay đổi nào đó trong cuộc sống thường nhật hoặc cả sự thay đổi mùi cơ thể mẹ (do dùng xà bông khác, thức ăn hay chu kì kinh) đều có thể ảnh hưởng đến trẻ và khiến trả từ chối bú mẹ.

Trẻ bệnh và trẻ có cân nặng lúc sinh thấp

Trẻ có cân nặng lúc sinh < 2,5 kg có nhu cầu dùng sữa mẹ nhiều hơn cả những trẻ có cân nặng lớn. Tuy nhiên, chúng không thể bú mẹ ngay khi mới sinh, nhất là những trẻ càng nhỏ. Trong vài ngày đầu, những trẻ này có thể chưa ăn được qua đường tiêu hóa mà phải dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Nuôi ăn tối thiểu qua đường tiêu hóa có thể thực hiện trong ngày đầu hoặc bắt đầu sớm khi trẻ có thể dung nạp thức ăn qua đường tiêu hóa.

Đối với những trẻ rất nhẹ cân (< 1,5 kg) thường cần phải nuôi ăn bằng ống thông mũi hay ống thông miệng dạ dày trong vài ngày đầu. Nên cho trẻ ăn sữa mẹ đã được vắt ra. Mẹ có thể cho trẻ bú ngón tay đã rửa sạch trong khi cho trẻ ăn bằng ống. Việc này có mục đích là kích thích hoạt động đường tiêu hóa của trẻ và giúp trẻ tăng cân.

Những trẻ nhẹ cân ≥ 32 tuần tuổi thai có thể bú mẹ trực tiếp. Mẹ nên cho trẻ bú ngay khi trẻ muốn. Tiếp tục vắt sữa mẹ để trẻ uống bằng ly hoặc ống thông, đảm bảo trẻ có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Trẻ ≥ 34–36 tuần tuổi hầu như đã có khả năng bú mẹ trực tiếp đủ nhu cầu.

Trẻ không thể bú mẹ

Những trẻ không thể bú mẹ nên được:

• Uống sữa mẹ vắt ra (tốt nhất là từ chính mẹ của trẻ) hay từ người khác có nguồn sữa an toàn phù hợp

• Uống sữa công thức pha trong nước chín theo đúng liều lượng hoặc sữa công thức pha sẵn

• Nếu cả hai loại sữa trên không có, cân nhắc cho trẻ dùng sữa động vật: 50 ml nước pha với 100 ml sữa bò, thêm 10g đường và các vi chất dinh dưỡng hỗ trợ.

Không dùng sữa cho trẻ sinh non.Trẻ uống sữa mẹ vắt ra bằng ly .

Sữa mẹ vắt ra là sự lựa chọn tốt nhất, lượng sữa tối ưu như sau:

– Trẻ ≥ 2,0 kg: uống 150 ml/kg/ngày, chia thành 8 cử, uống mỗi 3 giờ.

– Trẻ < 2,0 kg: Nếu trẻ quá yếu để bú nhưng vẫn có thể nuốt được thì nên cho trẻ uống bằng ly. Cho trẻ ăn bằng ống thông mũi-dạ dày hoặc miệng-dạ dày khi trẻ lơ mơ hoặc biếng ăn hoặc không thể nuốt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*