BỆNH THƯƠNG HÀN

Sốt thương hàn hiện nay đã giảm đáng kể nhưng như thế không phải là không xuất hiện, chúng ta cần đặc biết quan tâm đến nó nhiều hơn vì có thể nó chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả nặng nề cho cả trẻ nhỏ và gia đình.

Cần nghĩ tới sốt thương hàn ở một trẻ sốt và có bất kỳ những biểu hiện nào sau đây: táo bón, nôn mửa, đau bụng, nhức đầu, ho, phát ban thoáng qua, đặc biệt là nếu sốt đã kéo dài ≥ 7 ngày và đã loại trừ sốt rét.

1.Chẩn đoán

Khi thăm khám, các triệu chứng chính giúp chẩn đoán bệnh thương hàn là:

– Sốt không có ổ nhiễm trùng rõ ràng

  • Không có dấu cổ gượng hoặc các dấu hiệu đặc hiệu của bệnh viêm màng não, hoặc dịch não tủy âm tính với viêm màng não (Lưu ý: trẻ bị thương hàn đôi khi có cổ gượng)
  • Dấu hiệu khó chịu toàn thân, như không uống hoặc bú được, co giật, hôn mê, mất định hướng hoặc lú lẫn, hoặc nôn tất cả mọi thứ
  • Chấm hồng trên thành bụng có thể nhìn thấy ở trẻ em da sáng.
  • Gan lách to, bụng chướng và đau khi khám

Bệnh thương hàn có thể biểu hiện không điển hình ở trẻ nhỏ: sốt cao cấp tính, sốc và hạ thân nhiệt. Ở những vùng dịch tễ của sốt ve mò, khó phân biệt giữa sốt thương hàn và sốt ve mò chỉ dựa trên khám lâm sàng .

2.Điều trị

„ Điều trị đầu tay với ciprofloxacin uống 15 mg/kg hai lần một ngày hoặc bất kỳ fluoroquinolone khác (gatifloxacin, ofloxacin, perfloxacin) trong 7-10 ngày.

„ Nếu sau 48 giờ đáp ứng điều trị kém, xem như thương hàn kháng thuốc, và điều trị với kháng sinh hàng thứ hai. Cho ceftriaxone TM tại 80mg/kg mỗi ngày hoặc azithromycin uống 20 mg/kg mỗi ngày hoặc bất kỳ cephalosporin thế hệ 3 khác trong 5-7 ngày.

„ Nơi đã phân lập được Salmonella kháng thuốc, điều trị theo hướng dẫn về nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn tại quốc gia.

3.Điều trị hỗ trợ

„ Nếu trẻ có sốt cao (≥ 39°C hoặc ≥ 102,2°F) và sốt gây mệt hay khó chịu, cho paracetamol.

4.Theo dõi

Trẻ cần được theo dõi điều dưỡng ít nhất mỗi 3 giờ và bởi bác sĩ ít nhất hai lần một ngày.

5.Biến chứng

Các biến chứng của bệnh sốt thương hàn bao gồm co giật, lú lẫn hoặc hôn mê, tiêu chảy, mất nước, sốc, suy tim, viêm phổi, viêm tủy xương và thiếu máu. Ở trẻ nhỏ, có thể xảy ra sốc và hạ thân nhiệt.

Có thể bị thủng dạ dày-ruột cấp tính với xuất huyết nội và viêm phúc mạc, thường biểu hiện bằng đau bụng dữ dội, nôn mửa, cảm ứng phúc mạc khi khám, xanh xao và sốc nặng. Khám bụng có thể sờ thấy khối bất thường do sự hình thành áp-xe và gan to và/hoặc lách to.

 

Nếu có dấu hiệu của thủng dạ dày ruột, đặt đường truyền tĩnh mạch và ống thông mũi dạ dày, bắt đầu cho dịch phù hợp, và cần phẫu thuật khẩn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*