Khối mềm sưng tại rốn nếu không theo dõi sát mà chủ quan khồn đi khám, cho rằng là do viêm nhiễm rốn thông thường thì rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.
1. Thoát vị rốn
Khối mềm sưng tại rốn nếu không theo dõi sát mà chủ quan khồn đi khám, cho rằng là do viêm nhiễm rốn thông thường thì rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Điều trị
Hầu hết tự đóng.
Phẫu thuật sửa chữa nếu không đóng trước 6 tuổi, hoặc có tiền căn thoát vị khó điều trị.
2. Thoát vị bẹn
Chẩn đoán
- Khối phồng ở bẹn khi trẻ khóc hoặc gắng sức.
- Xảy ra nơi thừng tinh ra khỏi bụng (ống bẹn).
- Phân biệt vói thủy tinh mạc (dịch tập trung quanh một tinh hoàn). Thủy tinh mạc tương đối trong suốt khi chiếu ánh sáng qua và không thể đi lên ống bẹn.
- Hiếm xảy ra ở bé gái
Điều trị
- Thoát vị bẹn không biến chứng: phẫu thuật chương trình để ngăn chặn thoát vị nghẹt
- Thủy tinh mạc: phẫu thuật nếu không tự hết sau 1 tuổi. Thủy tinh mạc không phẫu thuật có thể trở thành thoát vị bẹn.
3. Thoát vị nghẹt
Xảy ra khi ruột hoặc cấu trúc trong ổ bụng khác (như mạc nối) bị kẹt trong khối thoát vị.
Chẩn đoán
- Khối phồng sưng đau tại bẹn hoặc rất hiếm hơn là tại chỗ thoát vị rốn
- Có thể có dấu hiệu của tắc ruột (nôn ói và chướng bụng) nếu ruột bị kẹt trong khối thoát vị.
Điều trị
Hội chẩn khẩn với bác sĩ phẫu thuật
Cố gắng giảm thoát vị bằng cách uy trì áp lực ổ bụng ổn định, với điều kiện không có dấu hiệu của thắt nghẹt hoặc thủng. Nếu thoát vị không cải thiện, cần phải phẫu thuật.
Nhịn ăn.
Truyền dịch
Đặt một ống thông mũi dạ dày nếu có nôn ói hay chướng bụng
Cho kháng sinh nếu nghi ruột bị tổn thương: cho ampicillin (25–50 mg/ kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch bốn lần một ngày), gentamicin (7,5 mg/ kg tiêm bắp hoặc tiêm mạch một lần/ngày) cộng với metronidazole (10 mg/kg ba lần một ngày).
4. Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn có biểu hiện là một khối sưng lên ở một bên bìu và rất đau, ngoài ra tinh hoàn rất nhạy cảm khi chạm vào.
Nếu muốn bảo tồn tinh hoàn, cần phải phẫu thuật khẩn (nếu được thực hiện trong vòng 6 giờ, 90% sẽ thành công).
Chẩn đoán phân biệt bao gồm thoát vị nghẹt (lên tới ống bẹn và không cảm nhận được giới hạn trên) và viêm tinh hoàn (hiếm gặp ở trẻ nhỏ).
5. Sa trực tràng
Trực tràng sa do rặn khi ruột chuyển động và thường kèm theo tiêu chảy mãn tính và suy dinh dưỡng. Các yếu tố gây bệnh bao gồm ký sinh trùng đường ruột (như giun tóc) và bệnh xơ nang.
Chẩn đoán
- Sa trực tràng xảy ra khi đang đi tiêu. Ban đầu, phần bị sa sẽ tự lên, nhưng sau phải đẩy lên bằng
Có thể có biến chứng chảy máu hoặc thậm chí nghẹt và hoại tử.
Điều trị
Nếu trực tràng sa không hoại tử (có màu hồng hoặc đỏ và chảy máu), điều trị bằng cách nhẹ nhàng đẩy lên.
Đeo đai ngang mông để duy trì lực đẩy.
Điều trị tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
Điều trị nhiễm giun sán (như mebendazole liều 100 mg, uống hai lần một ngày trong 3 ngày hoặc 500 mg một lần duy nhất).
Cần hội chẩn bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong phẫu thuật nhi khoa. Sa trực tràng tái phát cần phẫu thuật Thiersch.
Để lại một phản hồi