Contents
Hệ thống ĐM ngoại vi được nối với nhau bằng một mạng lưới phong phú khắp trên bề mặt của vỏ não, chia thành nhiều nhánh nên chịu áp lực thấp vì vậy khi hạ huyết áp hay gây nhồi máu.
1. Đường vận động bó tháp
Ðường vận động chủ động gồm hai nơtron chính: Nơtron thứ nhất nằm ở vùng vận động của vỏ não (hồi trán lên, phía trước rãnh Rolando), sợi trục của những nơron này hình thành nên bó vận động chủ động (bó tháp). Bó tháp đi từ vỏ não xuống qua một vùng rất hẹp ở bao trong rồi xuống cầu não, cuống não, hành tuỷ. Khi xuống đến 1/3 dưới hành tuỷ phần lớn các sợi của bó tháp bắt chéo qua đường giữa sang bên đối diện tạo thành bó tháp chéo để đi xuống tuỳ. Một phần nhỏ các sợi của bó tháp còn lại tiếp tục đi thẳng xuống tuỷ hình thành nên bó tháp thẳng. Nơron thứ hai nằm ở sừng trước tuỷ, khi đến từng đoạn tương ứng của tuỷ sống, bó tháp chéo tách ra chi phối các nơron vận động của sừng trước tuỷ, bó tháp thẳng cũng cho các sợi bắt chéo qua đường giữa để chi phối nơron vận động ở bên đối diện.
2. Hệ thống mạch máu não
Não được cung cấp bởi hai hệ động mạch:
2.1 Hệ động mạch cảnh trong:
Cung cấp máu cho 2/3 trước của bán cầu đại não, ĐMC trong có một ngành bên quan trọng là ĐM mắt và một số ngành bên cho tuyến yên, màng não, tai giữa. Động mạch cảnh trong chia làm 4 ngành tận: là ĐMN giữa, ĐMN trước và ĐM thông sau và ĐM màng mạc trước.
Mỗi ĐM não đều phân ra các nhánh nông và sâu, nhánh nông tưới mặt ngoài vỏ não, nhánh sâu tưới các nhân xám trung ương.
Hệ thống ĐM ngoại vi được nối với nhau bằng một mạng lưới phong phú khắp trên bề mặt của vỏ não, chia thành nhiều nhánh nên chịu áp lực thấp vì vậy khi hạ huyết áp hay gây nhồi máu.
2.2 Hệ động mạch sống nền: phân bố máu cho 1/3 sau của bán cầu đại não(thùy chẩm và mặt dưới thùy thái dương), thân não, tiểu não.
Hệ thống nhánh thông: ĐMC trong,cảnh ngoài và ĐM đốt sống qua ĐM mắt.
Giữa các ĐM lớn vòng đa giác Willis (Đm cảnh trong, đm não giữa, đm thông trước, đm thông sau, đm não sau) ở đáy não.
Quanh vỏ não với sự nối thông giữa các nhánh nông của Đm não giữa- não trước- não sau.
3. Sinh lý tuần hoàn não
– Não bộ người nặng bằng 2% trọng lượng cơ thể (ước chừng 1300g đến 1500g ở người lớn) nhưng lại cần tới 20% nhu cầu oxy của cơ thể và 15% cung lượng tim. Tổ chức não phản ứng rất sớm với tình trạng thiếu oxy, dẫn đến những thương tổn cấu trúc và thiếu sót chức năng. Các thương tổn này lúc đầu có thể hồi phục, nếu kéo dài sẽ không hồi phục.
– Não không có dự trữ O2, ít dự trữ glucose, nên sự sống còn của não phụ thuộc vào tớnh liên tục của nguồn cấp máu.
– Lưu lượng tuần hoàn não: ở người bình thường lưu lượng máu não trung bình 55ml/ 100g não/phút, có sự khác nhau về lưu lượng tuần hoàn giữa chất xám (85ml/100g não/phút) với chất trắng (25ml/100g não/phút). Lưu lượng máu não không biến đổi theo lưu lượng tim nhờ vào sự vận mạch của các mạch máu nhỏ trên não.
Khi HA tăng, cơ trơn thành mạch co nhỏ lại làm giảm lưu lượng đến não.
Khi HA giảm cơ trơn thành mạch giãn ra làm lưu lượng máu não tăng.
Cơ chế điều hoà lưu lương máu não tại chỗ đó là hiệu ứng Bayliss, khi hiệu ứng này mất sẽ có sự thay đổi bất thường của HA hệ thống gây đột quỵ não. Tăng HA nhưng thành mạch còn tốt cũng không gây đột quỵ não, nhưng ngược lại nếu thành mạch kém, XVĐM thì nguy cơ đột quỵ não sẽ tăng lên 7 lần.
Khi HA trung bình thấp dưới 60 mmHg hoặc tăng trên 150 mmHg thì hiệu ứng Bayliss mất, lúc đó cung lượng máu sẽ tăng hay giảm theo cung lượng tim do vậy việc điều trị duy trì HA ở mức ổn định và hợp lý là hết sức quan trọng.
HATB được coi là HA cần thiết để đẩy máu lên não và tính theo công thức
( HATT – HATTR)
HATB = ———————– + HATTR
3
Ngoài cơ chế hiệu ứng Bayliss điều hoà lưu lượng máu não còn do các cơ chế khác tham gia:
– Sự điều hoà thần kinh giao cảm của mạch máu .
– Sự điều hoà về chuyển hoá : PaCO2 tăng trong máu sẽ làm giãn mạch, nếu giảm thì gây co mạch và cũng chỉ tác động ở các mạch nhỏ. ở người bình thường nếu thở gấp và kéo dài sẽ có sự giảm áp lực CO2 (PaCO2) do CO2 bị đào thải nhiều và cung lượng máu giảm 30%, ngược lại cho thở oxy nguyên chất không làm hạ lưu lượng máu não quá 12%.
Khi pH máu giảm sẽ làm tăng PaCO2 gây giãn mạch và tăng lưư lượng máu não
Để lại một phản hồi