7 nguyên nhân gây có đờm ở cổ họng kéo dài

Tình trạng có đờm ở cổ họng kéo dài gây ra ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, có thể dẫn đến khó thở, nghẹt mũi. Hãy cùng tìm hiểu 7 nguyên nhân gây ra triệu chứng này và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân

Dị ứng: Cổ họng thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều chất độc hại, khói bụi, thuốc lá phấn hoa… dễ làm cho vùng họng bị dị ứng và kích thích tiết ra đờm ở cổ họng

Hút thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc lá cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về vùng họng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp. Khói thuốc lá khi tiếp xúc với vùng họng thể gây viêm màng nhầy và tăng tiết đờm trong cổ họng, kèm theo chảy nước mũi. Tình trạng này càng nặng hơn khi sử dụng thêm các chất kích thích như rượu bia, cà phê, hút thuốc lá

Viêm họng: Có thể do thay đổi thời tiết gây viêm họng, đau họng, đờm tiết ra nhiều đờm giúp làm ẩm và giữu ấm vùng họng.

Nhiễm trùng: Theo phản xạ tự nhiên của cơ thể thì cổ họng sẽ tiết ra đờm để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virut gây bệnh. Khi đờm tiết ra quá nhiều cũng là dấu hiệu cho thấy vùng họng của bạn bị nhiễm trùng.

Yếu tố sinh lý mũi và họng: Chức năng sinh lý của mũi và họng suy yếu gây tiết đờm nhiều ở cổ họng gây tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra, nếu vách ngăn bị lệch sẽ làm trệch đường lưu thông của đờm gây tắc nghẽn.

Do virus: mắc một số bệnh do virut gây ra như bệnh sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng chính là nguyên nhân gây có đờm ở cổ họng

viem-hong-khac-dom-ra-mau

Mắc bệnh dạ dày:  Viêm họng, đau họng và ho kéo dài cũng có thể do trào ngược dạ dày gây ra mà rất ít người bệnh để ký tới. Do acid trào ngược lên thực quản và họng gây tổn thương niêm mạc vùng hầu họng. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây có đờm ở cổ họng kéo dài

Đừng chủ quan với 10 triệu chứng trào ngược dạ dày gây ho, viêm họng… liên qua đến tình trạng bệnh của bạn!

Dị ứng với một số loại thực phẩm: Một số người bệnh khi ăn một số loại thực phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc,… có thể gây phản ứng phụ ở vùng họng gây ra nhiều đờm, khó thở.

Có đờm ở cổ họng điều trị thế nào?

+ Uống nhiều nước mỗi ngày nên uống nước ấm (dùng trà nóng) và tránh các đồ uống lạnh, đồ uống chứa chất kích thích

+ Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, cho thêm hành để làm thông thoáng đường thở, tiêu đờm và giảm tiết đờm ở cổ họng.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm từ sữa sẽ làm cho chất nhầy càng được gia tăng.

+ Đặc biệt, tránh ăn dễ gây dị ứng

+ Tuyệt đối không uống rượu bia, thuốc lá, cà phê

+ Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm dễ bị kích ứng ứng như khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất,…

+ Hít thở đều đặn mỗi ngày, ho mạnh để long đờm và khạc ra ngoài

+ Hít hơi nước ấm thể làm ẩm, giữ ấm cho cổ họng và mũi

+ Súc miệng bằng nước muối loãng giúp giảm đau, làm dịu vùng họng, kích thích làm long đờm nhanh

+ Có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi, họng để làm thông họng, kích thích long đờm.

+ Ngoài ra có thể sử dụng các bài thuốc dân gian giúp giảm đờm ở cổ họng như dùng chanh muối, mật ong gừng và quất,…

Dưới đây là thông tin hữu ích cho bạn:

» Đờm trong cổ họng, hôi miệng do trào ngược dạ dày gây ra

» 12 cách chữa trị đờm cổ họng siêu hiệu quả tại nhà


Giá sản phẩm: Liên hệ(Giá sỉ lẻ rẻ nhất Việt Nam)

Liên hệ mua thuốc tại:

Nhà thuốc Online

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*