Tình trạng sôi bụng có thể xảy ra bất chợt vào thời điểm nào, thường chỉ là biểu hiện thoáng qua, ít liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên bạn vẫn nên xem lại cách ăn uống, sinh hoạt, có thể đi khám nếu như tình trạng sôi bụng thường xuyên xảy ra.
Thông thường, sôi bụng xảy ra nhiều vào lúc đói, thời điểm mà đường tiêu hóa xảy ra các sóng nhu động khác nhau
Contents
Hay bị sôi bụng là bệnh gì?
Tình trạng bị sôi bụng ít liên quan đến các bệnh lý thông thường mà chủ yếu phát sinh từ việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày:
Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, để bụng đói quá lâu.
Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, chứa chất béo, đồ chiên xào dễ gây tích tụ và sinh khí trong ổ bụng.
Ăn nhiều các loại ngũ cốc cũng là nguyên nhân khiến bạn bị sôi bụng
Uống nhiều bia rượu, nước ngọt có ga, cà phê, nước chè cũng khiến cơ thể bị sôi bụng do các chất kích thích dễ sinh ra hơi.
Uống quá nhiều nước: Khi vùng bụng chứa quá nhiều nước, đặc biệt là khi bụng rỗng sẽ xuất hiện các tiếng rói, hơi khí đẩy lên gây sôi bụng.
Đặc biệt hơn, nếu bạn mắc các bệnh lý về dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP thì cũng gây ra nhiều triệu chứng, trong đó kèm theo cả tình trạng sôi bụng.
Triệu chứng sôi bụng
Đau bụng
Thông thường tình trạng sôi bụng sẽ kèm theo cảm giác đau âm ỉ xung quanh bụng, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày nếu không được điều trị bằng thuốc
Tiêu chảy
Nếu tình trạng sôi bụng do nhiễm khuẩn, do ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể gây tiêu chảy cấp, đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn.
Mất nước
Đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cơ thể bị mất nước mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn Tình trạng sôi bụng đi ngoài ra nước có thể kèm theo sốt, sốt vi rút
3 Cách chữa sôi bụng đầy hơi tại nhà
Nếu bất chợt thấy hiện tượng sôi bụng, đầy hơi, bạn có thể sử dụng ngay các bài thuốc dưới đây để giảm được tình trạng khó chịu:
Cách chữa sôi bụng nhờ gạo tẻ
Nguyên liệu: gạo tẻ 100g
Cách làm: gạo tẻ rang vàng, sau đó cho thêm 1 lít nước vào đun đến khi còn ½ lít nước thì chắt lấy nước và uống.. Ngày uống từ 2 -3 lần ngay khi có biểu hiện sôi bụng hoặc sau khi ăn.
Trị chứng sôi bụng từ củ riềng
Nguyên liệu: Giềng tươi 100g, mật ong
Cách làm: Riềng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ đem phơi khô, tán thành bột trộn đều với mật ong rồi nặn thành những viên để uống. Ngày uống 3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút
Bài thuốc từ củ tỏi
Tói có tác dụng chữa sôi bụng, ợ hơi hiệu quả và các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
Nguyên liệu: Tỏi khô 1 củ
Cách làm: Tỏi khô nướng cháy, giã nát rồi đáp vào vùng bụng.
Sôi bụng có thể kèm theo tiếng kêu phát ra từ đường tiêu hóa, tình trạng sôi bụng đầy hơi xuất hiện kéo dài liên tục là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các căn bệnh về tiêu hóa và dạ dày và cần được đi khám ngay.
Để biết chi tiết về tình trạng sôi bụng mà không cần khi nội soi, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0981 199 836 – 0902 196 672 để được tư vấn chính xác về bệnh.
Đừng quên truy cập vào trang web nhathuochaisau.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về bệnh dạ dày.
Để lại một phản hồi