Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý thường xảy ra phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh do đường ruột còn non yếu, chưa phát triển toàn diện và khả năng bảo vệ còn hạn chế
Chỉ cần bố mẹ và người thân trong gia đình không ảnh giác, không điều trị cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Hãy trang bị cho mình kiến thức cần thiết về các bệnh lý ở trẻ nhỏ để kịp thời phòng tránh và điều trị bệnh đúng cách
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn qua thói quen ăn uống và sinh hoạt của trẻ
Trẻ em và trẻ sơ sinh là những thiên thần còn quá non yếu, đường ruột dễ bị xâm nhậm và tấn công bởi các loại vi rút, vi khuẩn. Hai loại vi khuẩn chủ yếu gây nhiễm trùng đường ruột cho trẻ là campylobacter và vi khuẩn E.coli.
Hai loại vi khuẩn này thường đi vào cơ thể của bé qua đường thức ăn, những đồ vật không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm, chứa chất độc, không được nấu chín.
Đặc biệt thói quen không rửa tay trước khi ăn, bốc thức ăn hoặc đồ ăn bỏ trực tiếp vào miệng… là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường ruột
Dấu hiệu
Nhận diện dấu hiệu nhiễn khuẩn đường ruột để kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị sớm nhất có thể:
– Bé quấy khóc thường xuyên, đau bụng, uốn vặn người liên tục, có thể bị buồn nôn hoặc nôn trớ nhiều.
– Kèm theo sốt nhẹ, mẹ nên lưu ý vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn đường ruột
– Đi ngoài phân lỏng có thể lẫn máu, cơ thể thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo triệu chứng sốt.
– Mức độ nặng nhẹ sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau, có thể kéo dài từ 2-5 ngày hay cũng có thể từ 1-10 ngày.
Cách xử lý khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Đối với trường hợp nhẹ:
Trước tiên, bạn vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viên khám để được các bác sĩ tư vấn điều trị tốt nhất. Nếu kịp thời phát hiện thì bệnh có thể được chữa khỏi trong 1 – 3 ngày.
Trong quá trình chăm sóc và điều trị, các mẹ cần làm những việc sau
– Cho trẻ uống nước thường xuyên (nước đun sôi, còn ấm), đối với trẻ sơ sinh thì cần cho bú sữa mẹ.
– Ăn những loại trái cây tốt cho đường ruột như chuối, cam, nước dừa tươi
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, trẻ sơ sinh thì cần chia thành nhiều lần bú
– Ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
– Thêm các gia vị vào bữa ăn gừng, rượu dấm táo, húng quế,…sẽ giúp làm dịu dạ dày của bé, chống nhiễm trùng. Tránh dùng cho trẻ sơ sinh
Đối với trường hợp nặng:
Khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay
– Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ)
– Sốt cao
– Phân loãng, đục; không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít.
– Trẻ mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, nôn mửa nhiều.
– Không được tự tiện mua thuốc cho bé uống
Chế độ ăn uống cho trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường ruột:
– Nên ăn những loại thực phẩm như: gạo, khoai tây, các loại rau quả thẫm màu, thịt gà, thịt lợn, trứng, sữa, đỗ, giá xanh.
Các loại quả tươi: chuối, xoài, đu đủ, cam, bưởi, nước dừa…
– Tránh những thực phẩm khó tiêu, khô cứng: ngô hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, kem, thức ăn quá nguội lạnh, thực phẩm đông lạnh, chế biến sẵn
Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh
– Thực hiện thói quen rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi, chỉ uống sữa đã tiệt trùng
– Không để vật nuôi đến gần trẻ nhỏ
– Tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc những nơi đông người
– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh; giữ gìn vệ sinh răng miệng, môi trường sống lành mạnh; thường xuyên giặt đồ, chăn chiếu cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ cần chăm sóc như thế nào?
Để lại một phản hồi