Đau thượng vị có thể xuất hiện bất ngờ đối với mọi độ tuổi, thậm chí nhiều người chưa biết đau thượng vị là đau ở chỗ nào và coi đó là đau bụng thông thường nên dễ gây ra nguy hiểm.
Nếu chỉ đau thượng vịt hông thường thì sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ tự hết ngay. Nếu như kèm theo nhiều biểu hiện, triệu chứng đa dạng khác thì có thể liên qua đến vấn đề về tiêu hóa, có thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần cảnh giác và không được xem thường.
Vị trí vùng thượng vị
Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức.
Contents
Đau thượng vị là gì?
Đau thượng vị thường là tình trạng đau âm ỉ hoặc dữ dội, thi thoảng mới xuất hiện, thường xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc khi nằm xuống sau khi ăn. Một số trường hợp cơn đau dữ dội kéo dài có thể lan ra phía sau lưng, có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm và cần khi khám sớm.
Nguyên nhân hay gặp nhất khi đau vùng thượng vị
Bệnh dạ dày
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa số người bệnh có biểu hiện bị đau thượng vị và đến khám đều được chẩn đoán do mắc các bệnh lý về dạ dày – tá tràng.
Viêm dạ dày cấp: Xuất hiện cơn đau đột ngột ngay sau khi ăn xong, uống rượu bia, ăn đồ chua cay. Đối với người có tiền sử bị viêm dạ dày thì có thể xuất hiện cơn đau thượng vị bất cứ lúc nào.
Cơn đau âm ỉ, quằn quại, chướng bụng, đầy hơi khó chịu, kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn ói, vã mồ hôi.
Đối với viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính hoặc hẹp môn vị thì cơn đau thường âm ỉ, kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt, bộ mặt lúc nào cũng buồn chán (bộ mặt của người viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính).
Người bệnh bị trào ngược dạ dày cũng thường xuyên gặp phải những cơn đau tức ngực, đau thượng vị ợ hơi do acid dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích các đầu mút thần kinh gây bỏng rát, đau tức khó chịu.
Hẹp môn vị, dạ dày hình thác (cascade stomach), túi thừa, và carcinôm hoặc sarcôm dạ dày tá tràng là những nguyên nhân có thể gây đau thượng vị
Đặc biệt, nếu bị xuất huyết, thủng dạ dày thì xuất hiện cơn đau nhói như bị dao đâm, bụng căng cứng, dáng đi lom khom hoặc thậm chí không thể đi nổi.
Bệnh gan mật
Một số bệnh lý về gan mật có thể là nguyên nhân gây đau thượng vị như viêm gan làm cho gan sưng to, áp-xe gan, đau hoặc suy tim cũng làm gan sưng to do ứ máu ở gan. Sỏi túi mật, viêm đường mật, sỏi đường dẫn mật cũng gây nên đau vùng thượng vị nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ chẩn đoán nhầm thành đau bụng và đau dạ dày tá tràng
Bệnh giun
Một số trường hợp giun chui vào ống mật cũng gây đau vùng thượng vị. Cơn đau kéo đến nhanh và đau rất dữ dội, vã mồ hôi, mệt mỏi…
Viêm tụy
Đau vùng thượng vị thường gặp ở người bị viêm tụy cấp, viêm tụy cấp chảy máu hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ gặp trong viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy.
Đối với trẻ em bị nhiễm giun cũng có thể gây đau bụng quanh rốn có kèm theo đau vùng thượng vị.
Viêm đại tràng
Đau thượng vị kèm theo đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài với trường hợp cấp tính. Nếu bị viêm đại tràng mãn tính có thể kèm theo đau bụng âm ỉ kéo dài, táo bón.
Bệnh tim mạch
Bệnh về tim mạch như suy tim, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, tim to cũng có thể biểu hiện cơn đau vùng thượng vị. Tuy nhiên tình trạng này thường ít xảy ra.
Bệnh về cột sống
U tủy sống, lao cột sống, viêm khớp thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm khớp dạng thấp ở cột sống đều có thể gây đau vùng giữa thượng vị.
Khi bị đau vùng thượng vị nên làm gì?
Với mỗi nguyên nhân và bệnh lý thì sẽ có cách điều trị khác nhau, vậy nên khi có dấu hiệu đau thượng vị kèm theo nhiều biểu hiện bất thường, người bệnh cần khi khám để được chẩn đoán đúng bệnh.
Những trường hợp thường xuyên bị đau thượng vị như bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh nhiễm giun, bệnh về tim mạch,… cần được theo dõi và điều trị theo đúng liệu trình của bác sĩ. Đặc biệt là bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, người bệnh cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để ngăn ngừa cơn đau tái phát cũng như phòng ngừa được ung thư dạ dày và thực quản. Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên điều trị bằng các loại thuốc Đông y uy tín để giúp chữa khỏi tận gốc rễ bệnh dạ dày.
Bên cạnh đó, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: Tránh ăn các thực phẩm chua cay, không uống rượu, bia, thuốc lá, hạn chế uống cà phê, tránh căng thẳng thần kinh, nghỉ ngơi điều độ và tích cực rèn luyện thể thao.
Dưới đây là thông tin bạn cần biết:
» Khỏi đau thương vị ợ hơi nhanh chóng nhờ phương pháp đặc biệt
» Đau thượng vị ợ hơi là dấu hiệu của bệnh gì?
» 3 cách chữa đau thượng vị buồn nôn tự nhiên – bạn đã thử!
Để lại một phản hồi