Phân loại trẻ bại não

  1. Thể co cứng

bại não thể này hay gặp nhất trên lâm sàng, tỉ lệ trung bình: 60 – 90 %, do tổn thương hệ tháp

  • Rối loạn chức năng vận động
  • Thường liên quan đến trẻ đẻ non, trẻ bị ngạt trong khi sinh
  • Tăng trương lực cơ là dấu hiệu đặc trưng: trương lực cơ tứ chi tăng mạnh nhưng cổ và thân mình thì giảm, cũng có khi tăng trương lực cơ tứ chi, nửa người hoặc hai chân. Dâu hiệu tăng trương lực cơ ngày càng mạnh khi trẻ lớn dần
  • Co cứng cơ: co cứng gấp ở chi trên và co cứng duỗi ở chi dưới
  • Giảm vận động: giảm cả vận động riêng biệt tại từng khớp, vận động thô, vận động tinh và vận động chức năng. Mẫu cử động bất thường: cử động khối.
  • Tăng phản xạ gân xương tại chi bị tổn thương
  • Co rút cơ tại các khớp: cổ chân, khuỷu, cổ tay…
  • Tồn tại các phản xạ nguyên thủy, phản xạ thu hồi gập, phản xạ bật duỗi, phản xạ duỗi chéo, phản xạ nâng đỡ hữu hiệu…
  • Tư thế điển hình: chi dưới: háng khép và xoay trong, gối hơi gấp hoặc duỗi, bàn chân gập mặt lòng, hai chân vắt chéo (tư thế lưỡi kéo). Cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Chi trên: vai khép và xoay trong, khuỷu gấp, cẳng tay sấp, cổ tay gấp, các ngón nắm chặt
    • Chậm phát triển trí tuệ ở các mức khác nhau
  1. Thể múa vờn

Do tổn thương hệ ngoại tháp

  • Rối loạn chức năng vận động
  • Chiếm khoảng 1-20%, thường liên quan đến vàng da nhân, rối loạn chuyển hóa
  • Rối loạn trương lực cơ là dấu hiệ đăc trưng, trương lực cơ luôn thay đổi cả tính chất và cường độ
  • Khả năng kiểm soát đầu cổ, thân mình và phối hợp vận động hai tay kém, có các vận động không hữu ý múa vờn
  • Khả năng ổn định tư thế kém
  • Tồn tại các phản xạ nguyên thủy
  • Ít co rút tại các khớp
  • Các dấu hiệu kèm theo: động kinh, rối loạn nhai nút, điếc ở tần số cao…
    • Chậm phát triển thể chất

Chậm phát tiển thể chất ở các mức độ khác nhau

  1. Thể thất điều
  • Chiếm khoảng 1-7 %
  • Do tổn thuoeng tiểu não
  • Giảm trương lực cơ toàn thân
  • Rối loạn hoạc mất điều phối vận động hữu ý: quá tầm, rối tầm, không thực hiện được động tác tinh vi, rối loạn thăng bằng đầu cổ và thân mình, dáng đi như say rượu
  • Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ
  • Tồn tại các phản xạ nguyên thủy
  • Không có teo cơ hoặc co rút tại khớp
  1. Các thể lâm sàng khác
  • Thể liệt nhẽo: ít gặp những thường tiên lượng xấu
  • Thể phối hợp giữa co cứng và múa vờn

Ngoài ra còn phân loại theo mức độ khiếm khuyết về vận động: loại nhẹ, loại trung bình và nặng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*