Than đá và dầu mỏ trong ngành công nghiệp hóa dược
Các hợp chất thu được từ than đá và dầu mỏ là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất của công nghiệp hóa chất nói chung và công nghiệp Hóa dược nói chung. Hầu hết hóa chất cơ bản của công nghiệp tổng hợp hóa học và công nghiệp hóa dược là sản phẩm của hai ngành công nghiệp chưng cất dầu mỏ và chưng cất than đá.
- Nguyên liệu từ than đá
Xuất phát từ nhu cầu có than cốc để luyện kim, công nghiệp chưng cất than đá bắt đầu từ thế kỉ 16. Sản phẩm chính lúc đó là than cốc để luyện kim. Tới thế kỉ 18, ngành công nghiệp này đã sản xuất được khí thắp sáng, sử dụng rộng rãi cho tới thế kỉ 19. Sau đó nhờ sự phát triển của công nghiệp điện lực, các khí thu được khi chưng cất than đá đã được chuyển sang dùng làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và đun nấu trong gia đình. Đồng thời sản phẩm của chưng cất than đá được xử lý để tạo ra những nguyên liệu hóa chất cho các ngành công nghiệp hóa học.
Khi chưng cất than đá trong nồi kín ta thu được ba phần:
- Phần khí
- Phẩn lỏng gồm nhựa gudrong và nước amoniac
- Phần cặn rắn là than cốc luyện kim
Từ một tấn than khi chưng cất trong nòi kín có thể thu được 230 đến 250 m3 khí khó ngưng tụ, 60 đến 70 kg nước amoniac, 60 đến 65 kg nhựa gudrong, 600 đến 700 kg than cốc dùng luyện kim.
Từ một tấn than có thể thu được:
Benzen: 3,5 kg
Toluen: 1,5 kg\
Xilen: 0,7 kg
Phenol: 0,07 kg
Cresol: 0,1 kg
Naphtlein: 2 kg
Quinolon: 0,01 kg
Antracen: 0,15 kg
Carbazol: 0,02 kg
Pirydin: 0,02 kg
Phần khí khó ngưng tụ, tính theo thể tích có khoảng trên 50% H2, 20 đến 32 phần trăm CH4, 5 đến 8 phần trăm CO,…
- Nguyên liệu từ dầu mỏ
Từ dầu mỏ qua xử lý, nhờ công nghiệp Hóa dầu đã cung cấp cho công nghiệp hóa chất, trong đó có công nghiệp Hóa dược, rất nhiều loại nguyên liệu cơ bản.
Dầu mỏ thô chứa nhiều loại hydrocarbon như: parafin, cycloparafin và các hydro carbon thơm. Dầu của mỗi mỏ có thành phần hóa học khác nhau.
Tài nguyên dầumỏ của Việt Nam rât phong phú. Trữ lượng chưa được đánh giá đầy đủ, song theo ước tính của một số chuyên gia có thể lên tới hàng tỉ tấn.
Để sử dụng dầu mỏ vào các ngành công nghiệp khác nhau, người ta phải chế biến bằng cách chưng cất trong các nhà máy lọc dầu.
Trong nguồn nguyên liệu dầu mỏ, ngoài các sản phẩm từ công nghiệp Hóa dầu như đã kể ở trên, cần phải kể tới thành phần thứ hai là khí đồng hành. Thành phần của khí đồng hành và khí thiên nhiên chủ yếu là metan và các đồng đẳng, đây cũng là nguồn nguyên liệu quý. Ngoài việc được sử dụng làm chất đốt, các khí này còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân đạm, sản xuất methanol, sản xuất ethylen.
Để lại một phản hồi