Phương pháp thử cơ bằng tay

Phương pháp thử cơ bằng tay

  1. Khái niệm

Có nhiều dạng tàn tật dẫn tới yếu cơ. Việc hạn chế chức năng phụ thuộc vào yếu cơ tạm thời hay vĩnh viễn. Vì vậy cần phải đánh giá mức độ yếu cơ để lập kế hoặc cải thiện hoặc bù đắp.

Thử cơ bằng tay (lượng giá chức năng cơ bắp bằng tay) là phương pháp đánh giá một cách khách quan khả năng của bệnh nhân điều khiển một cơ hoặc một nhóm cơ hoạt động.

  1. Nguyên nhân gây yếu cơ

Yếu cơ thường là triệu chứng ban đầu hoặc là kết quả trực tiếp của bệnh hoặc chấn thương như:

  • Tổn thương thần kinh trung ương: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống.
  • Tổn thương neron vận động thấp như bệnh thần kinh ngoại biên, hội chứng Guillain-Barre, tổn thương các dây thần kinh sọ não.
  • Các bệnh về cơ như loạn dưỡng cơ, nhược cơ
  • Các bệnh mà yếu cơ xảy ra do không dùng hoặc dùng bất động như bỏng, cắt cụt, chấn thương, bệnh khớp.
  1. Mục đích của thử cơ bằng tay
  • Để làm cơ sở phục hồi lực cơ đặ biệt là vận động trị liệu
  • Là phương pháp để chẩn đoán tiên lượng, đánh giá kết qủa sau một thời gian điều trị. Trong tổn thương các dây, rễ thần kinh các mẫu yếu cơ có thể cho thấy phần tổn thương. Lượng giá chính xác giúp xác định mức độ yếu cơ.
  • Phòng biến dạng do mất cân bằng về lực cơ
  • Giuups cho việc xác định dụng cụ trợ giúp
  • Chỉ định co phẫu thuật chỉnh hình.
  1. Phân loại lực cơ

Một cơ được coi là bình thường khi nó đảm bảo được ba yếu tố:

  • Thực hiện hết tầm vận động của khớp
  • Thắng được trọng lục chi thể
  • Thắng được sức cản tương ứng mạnh từ bên ngoài.

Tùy theo việc cơ thực hiện được, hai hoặc ba yếu tố trên mà phân chia lực cơ như sau:

  • Cơ bậc 0: cơ liệt hoàn toàn, khi kích thích không còn dấu hiệu co cơ.
  • Cơ bậc 1: cơ rất yếu chỉ nhìn hoặc sờ thấy co cơ mà không thực hiện được tầm vận động khớp.
  • Cơ bậc 2: co cơ thực hiện được tầm vận động khớp với điều kiện loại bỏ trọng lực chi thể
  • Cơ bậc 3: co cơ hết tầm vận động khớp và thăng được trọng lực chi thể.
  • Cơ bậc 4: co cơ hết tầm vận động khớp và thắng được sức cản vừa phải bên ngoài.
  • Cơ bậc 5: cơ hoàn toàn bình thường, thực hiện được tầm hoạt động khớp, thắng được trọng lực chi thể, thắng được sức cản mạnh bên ngoài.
  1. Nguyên tắc thử cơ
  2. 1.Tư thế bệnh nhân

Trong mọi thủ nghiệm, bệnh nhân cần được đặt ở tư thế thoải mái nhất, dễ thực hiện thao tác và chính xác.

Bệnh nhân đặt ở tư thế nào là tùy thuộc vào nhu cầu khám của từng cơ, từng nhóm cơ và bậc thủ cơ. Mỗi tư thế cần khám tất cả các cơ cần đánh giá, tránh thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều lần.

  1. Tư thế người thủ cơ

ở vị thế có lợi nhất để dễ thực hiện các thao tác như tạo sức kháng trở, cố định trợ giúp bệnh nhân hoặc kiểm tra được cơ lực, quan sát bệnh nhân.

  1. Kỹ thuật thử cơ

Thử cơ kháng trọng lực suốt tầm vận động

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*