Contents
Viêm loét giác mạc là một bệnh xã hội, phổ biến ở các nước thuộc thế giới thứ 3. Là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 sau bệnh đục thủy tinh thể ở Việt Nam.
Mù do loét giác mạc rất khó chữa trị và để lạ di chứng nặng nề, 100% viêm loét giác mạc gần như để lại sẹo.
1..Dịch tễ học
— Tuổi mắc bệnh : hay gặp trong độ tuổi lao động ( từ 20 tuổi trở nên).
— Về giới: nam thường chiếm nhiều hơn nữ.
— Điều kiện khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi trường kém, ý thức phòng bệnh kém cũng với mức sống của người dân còn thấp chính là những điều kiện thuận lợi để viêm loét giác mạc ngày một gia tăng
2..Nguyên nhân gây bệnh
— Do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng..
— Không do nhiễm trùng : liệt dây thần kinh V, VII, hở mi, thiếu vitamin A…
3..Các yếu tố nguy cơ
— Chấn thương giác mạc : bụi đá văng vào mắt, hạt thóc, lá lúa,… quệt vào mắt hay bụi than, mảnh kim khí trong hoạt động công nghiệp bắn vào mắt…
— Sự bất bình thường giác mạc và các bộ phận phụ cận :
+ giác mạc : có màng máu, sẹo, mất cảm giác
+ mi mắt : hở mi, liệt dây VII
+ đường lệ : tắc lệ đạo
— Mắc bệnh toàn thân nặng : suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, HIV, viêm đa khớp, basedow,…
— Điều trị phản khoa học : đánh mộng, đắp thịt ếch nhái vào mắt điều trị viêm kết mạc cấp, tra nhỏ thuốc kháng sinh, corticoid bừa bãi không theo chỉ định bác sĩ,…
4.. Triệu chứng lâm sàng
4.1.. Triệu chứng cơ năng: 3 triệu chứng chính
— Đau nhức mắt
— Kích thích : chói mắt, cộm, chảy nước mắt sống
— Nhìn mờ ít hay nhiều phụ thuộc vào vị trí, kích thước, độ nông sâu của ổ loét giác mạc
4.2..Triệu chứng thực thể
— Mi mắt: co quắp , nề đỏ.
— Kết mạc: cương tụ rìa luôn gặp từ mức độ nhẹ đến nặng.
— Giác mạc: mất tính trong suốt và đều đặn. Trên bề mặt giác mạc có ổ loét với các tính chất sau:
+ số lượng: càng nhiều ổ loét tiên lượng bệnh càng nặng.
+ vị trí: ở trung tâm ( nặng) hoặc ở ngoại vi.
+ kích thước: từ những chấm nhỏ đến ổ loét lớn chiếm toàn bộ giác mạc, ổ loét có thể thay đổi về kích thước trong quá trình điều trị.
+ hình dạng: tùy tác nhân gây bênh, có thể hình cành cây, bản đồ ( do herpec) , dạng ổ loét vệ tinh (nấm) , tròn, bầu dục, biến hình,…
+ bờ ổ loét: là phần giác mạc nổi cao hơn so với giác mạc lành, bờ có thể nham nhở hoặc lì đi, giúp đánh giá tiến triển ổ loét.
+ đáy ổ loét: lõm sâu xuống giống như hình lòng chảo, chứa chất hoại tử màu trắng đục , trắng vàng và bẩn, khi làm nghiệm pháp nhuộm màu thì đáy ổ loét bắt màu thuốc nhuộm, thường virus sẽ làm đáy bẩn, vi khuẩn làm đáy sạch.
+ cảm giác giác mạc: sẽ giảm hoặc mất với loét giác mạc do virus, tăng lên nếu do vi khuẩn
— Phản ứng màng bồ đào trước: thường có phản ứng viêm
+ phản ứng viêm vô trùng: ổ loét gây viêm mống mắt, thể mi vì các tế bào chống viêm, dịch viêm… không tới được giác mạc mà chỉ đến được mống mắt thế mi
- nếu mức độ viêm nhẹ: chỉ gây đục thủy dịch, tyndal (+)
- nếu mức độ viêm nặng: có ngấn mủ tiền phòng
+ phản ứng viêm nhiễm trùng: độc tố vi khuẩn, vi trùng gây bệnh xuyên qua phần giác mạc còn lại để vào tiền phòng gây viêm nội nhãn. Còn khi ổ loét thủng thì chắc chắn sẽ gây viêm toàn nhãn, tiên lượng xấu, dễ phải khoét bỏ.
Như vậy có thể nói, triệu chứng viêm loét giác mạc khá điển hình, tuy vậy nhiều người vẫn đến với bác sĩ khi đã quá muộn dẫ đến hậu quả nặng nề.
Để lại một phản hồi