Tiêu chảy ở trẻ là một trong những bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ em, cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật tử vong nhiều nhất ở trẻ em ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đáng nói, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Lý do chính của tình trạng này là bệnh nhi ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị giảm, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng lại tăng do nhiễm trùng. Mỗi đợt tiêu chảy lại góp phần gây suy dinh dưỡng.
Đặc biệt, nếu không có công tác phòng bệnh và điều trị tốt thì bệnh tiêu chảy còn là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển vì bệnh thường được điều trị bằng các dịch truyền tĩnh mạch đắt tiền và các thuốc không hiệu quả.
1..Hiểu thế nào là tiêu chảy trẻ em ?
– Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng hoặc tóe nước >= 3 lần/ ngày.
– Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
2..Nguyên nhân
— Bệnh gây ra do virus, vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, kí sinh trùng, thậm chí do thuốc kháng sinh…nhưng nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy trẻ em là rotavirus.
2.1. Con đường lây lan
– Bệnh thường truyền bằng đường phân – miệng . Bên cạnh đó, có một số tập quán tạo thuận lợi cho sự lan truyền tác nhân gây bệnh như: không rửa tay sau khi vệ sinh, trước khi ăn, trẻ chơi với đồ vật bẩn..
– Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu, tập quán cai sữa trước 1 tuổi.
– Cho trẻ bú bình, không xử lý phân một cách hợp vệ sinh.
2.3. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng mắc tiêu chảy cấp trẻ em
– Suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch ( AIDS, mắc sởi hoặc vừa khỏi sởi 4 tuần )
– Ngoài ra, tình trạng nguyên nhân hay gây tiêu chảy trẻ em còn phụ thuộc vào địa dư và khí hậu khu vực sinh sống: tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa nóng; ngược lại, tiêu chảy do virus, đặc biệt là Rotavirus lại xảy ra cao điểm vào mùa đông.
3.. Biểu hiện tiêu chảy
Tiêu chảy : Phân lỏng, tóe nước, đi nhiều lần trong ngày có thể từ 10 – 20 lần/ ngày, phân có thể có nhầy bọt , mùi chua , thậm chí phân sẽ có nhầy máu nếu mắc lỵ.
Nôn : trường hợp do Rota hoặc do tụ cầu thì nôn thướng xuất hiện trước khi tiêu chảy vài giờ hoặc vài ngày, số lần nôn trong ngày phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy , nôn cùng với tiêu chảy là nguyên nhân làm trẻ bị mất nước,điện giải.
Biếng ăn : trẻ từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước, xuất hiện sớm hoặc khi trẻ tiêu chảy nhiều ngày.
Triệu chứng mất nước, mất điện giải : các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm đến dấu hiệu mất nước của trẻ để có hướng xử trí kịp thời, dấu hiệu mất nước thể hiện qua 6 điểm:
- Tinh thần : vật vã, kích thích quấy khóc. Trẻ li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng giảm khối lượng tuần hoàn.
- Khát nước : quan sát biểu hiện của trẻ khi cho uống nước bằng cốc hoặc thìa. Uống bình thường – trẻ uống nhưng không thích hoặc từ chối thì chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng. Trẻ khát nước khi uống háo hức, vồ lấy nước hoặc ngừng khóc, có thể không uống được hoặc uống kém do li bì hoặc mê khi mất nước nặng.
Nước mắt : Trẻ khóc to không có nước mắt là mất nước trung bình. Mắt có thể bình thường, trũng hoặc rất trũng .
- Miệng và lưỡi: Nếu cho ngón tay khô vào trong miệng và lưỡi trẻ khi rút ra mà khô thì đó là trẻ bị mất nước.
- Độ chun giãn da : Khi véo da thành nếp bụng rồi bỏ ra, nếp hằn da thường mất nhanh, khi nếu nếp véo da mất đi chậm hoặc rất chậm trên 2 giây là biểu hiện của mất nước nặng. Tuy nhiên ở một số trường hợp thì biểu hiện này không được chính xác. Điển hình là những trẻ bụ bẫm do lớp mỡ dưới da dày khó thấy độ chung giãn da bị giảm,cả khi trẻ bị mất nước nếp véo da vẫn mất đi nhanh. Nhưng ngược lại, ở những trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét nếp véo da mất đi chậm khi trẻ không có dấu hiệu mất nước.
- Thóp trước : Ở trẻ mất nước nhẹ và trung bình thóp trước lõm và rất lõm khi mất nước nặng.
- Chân tay : Khi bị mất nước nặng bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng.
- Mạch : Khi bị mất nước nặng mạch rất nhanh và yếu.
- Thở : Trẻ thở nhanh do toan chuyển hóa ở những trường hợp mất nước nặng.
4.. Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Khi trẻ có biểu hiện của bệnh thì nên áp dụng một số cách chữa tiêu chảy tại nhà cho trẻ như sau: bổ xung nước ngay cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi, bổ xung rau xanh thực phẩm có nhiều chất xơ giúp tạo phân cứng và mềm lại, ngăn chặn tiêu chảy. Một số trường hợp nặng do mất nước quá nhiều trẻ có thể được truyền nước, bổ xung nước điện giản và dung một số loại thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ sao cho phù hợp với độ tuổi mắc bệnh, nhằm phòng ngừa những tác hại nguy hiểm của thuốc có thể gây ra.
Tốt nhất là nên điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ tại các bệnh viện có uy tín, các bác sĩ có chuyên môn sẽ biết cách xử lý các trường hợp ngoài ý muốn một cách nhanh nhất, đảm bảo an toàn cho trẻ.
5. Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
Các mẹ nên chú ý tới một số biện pháp phòng ngừa sớm tiêu chảy cấp cho bé bằng cách:
– Chú ý ăn uống đủ chất xơ, vitamin cần thiết và chú ý ăn các loại thức ăn mới nấu để nhằm nguy cơ bị nhiễm độc do thực phẩm để lâu.
– Vệ sinh tay chân, cơ thể cho trẻ sạch sẽ, nhất là nên hạn chế cho trẻ mút tay ngăn chặn vi khuẩn bám trên tay vào đường ruột gây bệnh.
– Bô xung các loại men tiêu hóa tốt cho đường ruột của bé, các loại sữa chua
Để lại một phản hồi