Chọc dò tủy sống thắt lưng rất quan trọng khi trẻ trong tình trạng ổn định, tốt nhất trong 2 giờ đầu trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh, vì đây là xét nghiệm cần thiết để xác định chuẩn đoán.
1. Triệu chứng lâm sàng
Nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn khi trẻ có nhiễm khuẩn nặng , đặc biệt khi có một trong các triệu chứng sau đây: Nhũ nhi:
- Lơ mơ, li bì, hôn mê
- Co giật
- Thóp phồng
- Kích thích
- Khóc to
2.Điều trị:
Kháng sinh đầu tiên là ampicillin và gentamicin trong 3 tuần
Có thể thay thế bằng cephalosporin thế hệ thứ 3, ví dụ:
+ Ceftriaxone (nếu < 7 ngày tuổi thì 50mg/kg/12h, nếu > 7 ngày tuổi thì 75mg )
+ Cefotaxim (nếu < 7 ngày tuổi thì 50mg/kg/12h, nếu > 7 ngày tuổi thì 50mg/kg/6-8h)
Và gentamicin trong 3 tuần.
Nếu có dấu hiệu thiếu oxy thì cung cấp oxy
Nếu trẻ li bì hay hôn mê, đảm bảo có triệu chứng hạ đường huyết hay không, nếu có thì cho 2ml/kg glucose 10% tiêm tĩnh mạch.
Xử trí co giật bằng phenobarbital sau khi đảm bảo không có thiếu oxy hay hạ đường huyết
Kiểm tra hạ đường huyết thường xuyên.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của co giật ở trẻ bao gồm:
- Bệnh não thiếu oxy (như là một kết quả của ngạt chu sinh)
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
- Hạ đường huyết
- Hạ calci huyết
Điều trị:
Hỗ trợ hô hấp
Đảm bảo tuần hoàn
Nếu có hạ đường huyết, tiêm mạch chậm glucose 10% với liều 2ml/kg. Nếu chưa đo được đường huyết, có thể tiêm đường theo kinh nghiệm.
Điều trị co giật với phenobarbital (liều tấn công 20 mg/kg truyền tĩnh mạch). Nếu còn co giật, có thể dùng thêm liều 10 mg/kg, tối đa 40mg/ kg. Theo dõi tình trạng ngưng thở, luôn có dụng cụ thông khí sẵn sàng. Nếu cần, có thể duy trì với liều 5 mg/kg mỗi ngày.
Nếu có hạ calci huyết, tiêm mạch chậm calci gluconate 10% với liều 2ml/kg, sau đó duy trì bằng đường uống.
Tầm soát nhiễm trùng thần kinh trung ương.
Nhiễm khuẩn nặng
Trẻ mới sinh với những yếu tố nguy cơ thì dường như dễ nhiễm khuẩn nặng. Tất cả triệu chứng nguy hiểm được liệt kê trong phần là những triệu chứng của nhiễm khuẩn nặng, ngoài ra còn có:
- Vàng da nặng
- Chướng bụng nặng
Những triệu chứng nhiễm trùng khu trú như:
- Triệu chứng viêm phổi
- Mụn mủ nhiều hay nặng
- Đỏ da ra xung quanh chân rốn
- Rốn chảy mủ
- Thóp phồng (xem thêm bên dưới)
Nhiễm trùng rốn với dấu hiệu đỏ quanh chân rốn và đỏ da thành bụng
- Đau khớp, sưng khớp, giảm cử động và linh hoạt
Điều trị
Kháng sinh liệu pháp
Nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết sơ sinh thì nên dùng kháng sinh theo kinh nghiệm.
Nhập viện
Trước khi sử dụng kháng sinh nếu có thể nên chọc dò tủy sống và cấy máu
Đối với trẻ mới sinh, bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ nhiễm trùng nặng hay nhiễm trùng huyết, sử dụng ampicillin (hay là penicillin) và genta- micin như là kháng sinh đầu tay để điều trị .
Nếu nguy cơ cao nhiễm khuẩn do staphylococcus (mụn mủ ngoài da, áp-xe hay nhiễm khuẩn cuống rốn thêm vào các triệu chứng nhiễm trùng huyết), tiêm tĩnh mạch cloxacillin và gentamicin
Hầu hết các nhiễm khuẩn nặng ở trẻ mới sinh đều điều trị kháng sinh ít nhất 7-10 ngày
Nếu lâm sàng trẻ không cải thiện trong 2-3 ngày thì đổi kháng sinh, hay tìm hướng điều trị khác
Phương pháp điều trị khác
Nếu trẻ ngủ gà hay hôn mê, kiểm tra có hạ đường huyết , nếu có thì truyền tĩnh mạch 2ml/kg glucose 10%.
Xử trí co giật bằng phenobarbital
Xử trí mắt chảy mủ
Nếu trẻ từ vùng dịch tễ của sốt rét và bi sốt, thì kiểm tra lam máu. Sốt rét ở trẻ sơ sinh rất hiếm. Nếu xác định chuẩn đoán thì điều trị bằng artesunate hay quinin.
Để lại một phản hồi