Hơi thở có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến khoảng 25% số người trên toàn cầu. Có một số nguyên nhân gây hôi miệng, chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng
Hôi miệng có thể gây ra nhiều lo lắng, bối rối, thiếu tự tin và khó chịu, nhưng nếu biết cách khắc phục thì hoàn toàn có thể chữa khỏi căn bệnh này.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 4 thống tin chính của triệu chứng hôi miệng bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị.
Contents
Những sự thật về hôi miệng
Hôi miệng ước tính ảnh hưởng đến 1/4 người trên toàn cầu
Nguyên nhân thường gặp nhất của chứng hôi miệng là vệ sinh răng miệng kém và trào ngược dạ dày.
Nếu thức ăn còn đọng lại trong miệng, chỉ 5 phút sau là vi khuẩn bắt đầu phân hủy và tạo ra các hợp chất lưu huỳnh
Có một số nguyên nhân gây ra hôi miệng, bao gồm hút thuốc lá, sâu răng, uống nhiều rượu bia
Điều trị tốt nhất là thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và hydrat
Chế độ ăn kiêng có thể khiến hơi thở có mùi hôi vì sự tích tụ xeton.
Chứng hôi miệng là gì?
Bất cứ ai cũng có thể bị hôi miệng; ước tính cứ 4 người thì có 1 người bị hôi miệng thường xuyên.
Mặc dù hôi miệng có liên quan đến một số bệnh, vệ sinh răng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất. Do thức ăn vẫn đọng lại ở vùng miệng, khi vi khuẩn phân hủy sẽ tạo ra các hợp chất lưu huỳnh và làm cho hơi thở của bạn có mùi hôi.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Thuốc lá
Khói thuốc là làm giảm tiết nước bọt trong miệng, bình thường nước bọt được tiết ra có tác dụng rửa trôi các chất, thức ăn ở miệng. Thêm vào đó, khói thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh nướu răng cũng có thể khiến hơi thở có mùi hôi
Thức ăn
Sự phân hủy các hạt thức ăn dính vào răng có thể gây ra mùi hôi. Một số thực phẩm như hành và tỏi cũng có thể gây hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì các thức ăn dần dần được phân hủy và tạo thành mảng bám ở răng. Mảng bám này có thể gây kích ứng nướu răng có thể chứa vi khuẩn gây ra chứng hôi miệng
Thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giảm nước bọt, và do đó làm tăng mùi hôi. Các loại thuốc khác có thể tạo ra mùi hôi khi chúng bị phân hủy và giải phóng các hóa chất trong hơi thở. Ví dụ như nitrat được sử dụng để điều trị chứng đau thắt ngực, một số hóa chất hóa trị liệu và một số thuốc an thần như phenothiazines.
Miệng, mũi và cổ họng
Đôi khi, các vi khuẩn có thể được hình thành trên các hạch ở phía sau cổ họng (tonsilloliths) và tạo ra mùi hôi. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc viêm mũi, cổ họng hoặc xoang có thể gây ra chứng hôi miệng
Bệnh tật
Một số bệnh ung thư , suy gan và các bệnh trao đổi chất khác có thể gây ra chứng hôi miệng do các hỗn hợp hóa học cụ thể mà chúng tạo ra. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ) có thể gây ra hôi miệng, đặc biệt đây là dấu hiệu trào ngược dạ dày mà ít ai để ý tới.
Triệu chứng
Các vấn đề về nha khoa : Hơi thở miệng có thể gây ảnh hưởng đến các vị trí của hàm. Điều này có thể dẫn đến đau hàm, nghiến răng.
Khán giọng: Miệng khô có thể khiến giọng nói bị khàn.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ thở bằng miệng cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm. Có thể làm cho khuôn mặt dài hơn và hàm không được định vị đều.
Khi thở miệng là một tình trạng tạm thời, thường là do bệnh cảm lạnh hay các bệnh khác đã làm tắc nghẽn các mũi. Một người thường sẽ bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mắt cùng với miệng thở.
Chẩn đoán bệnh hôi miệng
Thông thường, nha sĩ có thể ngửi thấy hơi thở của bệnh nhân và đánh giá mùi theo 6 mức độ khác nhau. Nha sĩ có thể cạo phần lưỡi phía sau và ngửi thấy mùi hôi vì khu vực này thường là nguồn gốc gây hôi miệng.
Có rất nhiều phương pháp có thể đánh giá mùi chính xác hơn, chúng bao gồm:
Halimeter: phát hiện mức lưu huỳnh thấp
Sắc ký khí: đo ba hỗn hợp lưu huỳnh dễ bay hơi – hydrogen sulfide, methyl mercaptan và dimethyl sulfide
Xét nghiệm beta-galactosidase: mức độ của enzyme beta-galactosidase tương quan với mùi hôi miệng.
Điều trị hôi miệng
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là chìa khóa giải quyết được hầu hết các vấn đề về hôi miệng
Phương pháp tốt nhất để giảm chứng hôi miệng là vệ sinh răng miệng tốt; đảm bảo tránh được sâu răng và giảm khả năng mắc bệnh về răng lợi.
Nên đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng 2 lần/năm
Nha sĩ có thể đề nghị kem đánh răng có chứa chất kháng khuẩn hoặc nước súc miệng
Ngoài ra, nếu có bệnh nướu răng, cần sử dụng các biện pháp chuyên biệt để loại bỏ sự tích tụ vi khuẩn trong khe giữa nướu và răng.
Thay đổi lối sống
Đánh răng: đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, có thể kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn.
Xỉa răng: Xỉa răng làm giảm việc tích tụ các vụn thức ăn và mảng bám từ giữa răng – việc đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt răng
Tránh miệng khô: Cần uống nhiều nước. Tránh uống rượu và thuốc lá vì cả hai thứ này đều có tính khử nước trong miệng. Nhai kẹo cao su hoặc uống nước có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt.
Chế độ ăn uống: tránh ăn hành, tỏi và thức ăn cay. Giảm uống cà phê và rượu. Nên ăn bữa sáng nhẹ nhàng, tiêu thụ các loại thực phẩm thô giúp dễ dàng làm sạch răng miệng và lưỡi.
Nếu như thực hiện các biện pháp ở trên mà tình trạng hôi miệng của bạn vẫn không được cải thiện thì có thể do các bệnh lý khác gây ra. Trào ngược dạ dày là nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng, nếu muốn giải quyết được dứt điểm được tình trạng này thì cần chữa khỏi được bệnh trào ngược.
Trào ngược dạ dày gây hôi miệng mà 99% người bệnh không biết
Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày mà điều trị mãi không khỏi. Hãy gọi ngay cho chúng tôi 0981 199 836 – 0902 196 672 và chúng tôi sẽ giúp thoát khỏi tình trạng nhanh chóng, điều trị dứt điểm trào ngược acid an toàn và hiệu quả
Đừng quên truy cập vào trang web nhathuochaisau.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về bệnh dạ dày.
Để lại một phản hồi