Trẻ sơ sinh là những thiên thần bé nhỏ, hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu và thường xuyên gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa… khiến không ít bà mẹ phải xót xa, lo lắng
Nhìn thấy bé hay uốn vặn người khó chịu, nhíu mày quấy khóc nhiều, chắc hẳn nhiều bà mẹ cũng đang tìm cách làm sao chữa khỏi tình trạng này cho bé.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng ngay tại nhà. Các mẹ hãy thử ngay để giúp bé cảm thấy thoải mái, tiêu hóa tốt hơn.
Contents
Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng cần làm ngay những điều sau
Massage vùng bụng cho bé
Bé sẽ cảm thấy thật khó chịu khi vùng bụng cứ căng chướng, đầy ứ khí mà không thể thoát được ra ngoài. Tuy nhiên, các mẹ có thể tác động lên vùng bụng và đẩy hơi ra ngoài bằng cách massage vùng bụng cho trẻ.
Cách thực hiện: Dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng lên vùng bụng, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài vùng bụng. Có thể dùng tinh dầu massage tránh bị rít khi chạm vào da bụng của bé.
Lưu ý: Không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong
Tác dụng: bài tập này có tác dụng làm giãn cơ bụng, giúp giảm lượng hơi trong dạ dày, đẩy hơi ra ngoài qua miệng hoặc qua hậu môn, làm giúp thoải mái dễ chịu hơn
Giúp trẻ xì hơi ra ngoài
Ngoài cách massage vùng bụng ở trên, các mẹ có thể giúp trẻ xì hơi ra ngoài với các động tác “đạp xe”, vừa giảm lượng hơi trong bụng và khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
Cách thực hiện:
Động tác 1: Đặt trẻ nằm ngửa lên giường, lấy hai chân của bé đẩy lên phía vùng bụng, thực hiện nhẹ nhàng, đẩy lên rồi hạ xuống giống động tác đạp xe, lần lượt với 2 chân.
Động tác 2: Dùng các ngón tay vuốt nhẹ nhàng từ vùng trên rốn xuống dưới để đẩy khí từ từ xuống bên dưới, giúp trẻ dễ xì hơi ra ngoài
Giúp trẻ ợ hơi ra ngoài
Trong quá trình bú sữa, do không ngậm ít bầu vú, hoặc đầu bình sữa nên một lượng nhỏ không khí đi vào trong bụng. Vì vậy, sau khi cho bé bú sữa xong, hãy giúp bé ợ hơi ra ngoài để giảm bớt áp lực, đầy hơi cho bé:
Cách thực hiện
+ Bế bé áp sát người, đầu ngả vào vai mẹ và vuốt nhẹ sống lưng của bé
+ Có thể vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ lưng theo vòng tròn
+ Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ người bé, tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng cho bé.
+ Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.
+ Động tác này đẩy bớt lượng khí ở trong bụng ra ngoài
Chườm nóng
Một cách chữa đầy hơi khác cũng rất hiệu quả đó là dùng khăn chườm nóng
Cách thực hiện:
Dùng 1 chiếc khăn mỏng, nhúng nước ấm, vắt sạch nước, kiểm tra độ ấm của khăn, nếu nóng quá có thể chờ đến khi cảm thấy vừa ấm.
Gấp chiếc khăn thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn còn lại, quấn cố định chiếc khăn ấm
Lưu ý: Tránh quấn quá chặt, tránh để khăn quá nóng
Dùng củ hành (tỏi)
Nướng một củ hành (hoặc tỏi) bỏ vào trong túi vải, hoặc dùng băng gạt bọc lại rồi đặt lên rốn. Sau 5 – 10 phút, bé sẽ dễ xì hơi ra ngoài, cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.
Bổ sung men vi sinh
Các mẹ có thể dùng men vi sinh để hỗ trợ điều trị trẻ sinh sinh bị đầy hơi chướng bụng, táo bón, tiêu chảy nhiễm khuẩn ruột, rối loạn đường ruột, dùng kháng sinh hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, cần hỏi kĩ trước bác sĩ trước khi sử dụng.
Các biểu hiện của bé khi bị đầy hơi chướng bụng
Người khó chịu, không thoải mái
Cong lưng, uốn vặn người liên tục
Mặt nhăn nhó, hay nhíu mày
Co, duỗi chân liên tục
Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng
Khi cho bé bú, hãy bế ở tư thế nghiêng, đầu cao hơn so với bụng, tránh tư thế vừa nằm cho cho bé bú. Bằng cách này, sữa dễ dàng đi xuống dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn.
Nếu cho bé bú bình hãy cho bé ngậm chặt núm bú, dốc ngược bình để sữa luôn chảy xuống, hạn chế để bé nuốt khi vào bụng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi chướng bụng
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng) khi hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa thể đảm nhiệm trọn vẹn chức năng tiêu hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng thức ăn ở dạ dày. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men, sinh ra khí gây đầy hơi chướng bụng.
Cho bé ăn quá nhiều
Sau bữa ăn quá no hoặc ép cho bé bú sữa nhiều lần trong ngày sẽ làm cho quá trình tiêu hóa bị quá tải. Vì vậy, mỗi lần cho bé ăn hoặc bú cần chia thành các cữ nhỏ, chia thành nhiều lần trong ngày mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng trong cả ngày.
Do nhiễm khuẩn
Trẻ bị đầy hơi chướng bụng có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột gây ra viêm ruột, tiêu chảy, ói mửa. Các vi khuẩn này tiếp tục làm lên men thức ăn và sinh ra khí gây đầy hơi.
Cần phải theo dõi thêm nếu bé gặp vấn đề về tiêu hóa
Đầy hơi chướng bụng không chỉ là tình trạng thường diễn ra ở trẻ sơ sinh sau khi ăn xong mà đây là là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Điển hình là bệnh trào ngược dạ dày. Bạn cần theo dõi xem trẻ có các triệu chứng trào ngược dạ dày hay không như: quấy khóc nhiều, nôn ói thường xuyên, hơi thở khò khè, không tăng cân, chậm phát triển, biếng ăn, ho nhiều…
15 Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Theo dõi thay đổi về độ lỏng, rắn hoặc màu phân để biết các vấn đề về tiêu hóa
Nếu có thêm các triệu chứng sốt, phân có lẫn máu thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Để lại một phản hồi