Đau bụng có thể do rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh, đau bụng dạ dày, viêm ruột thừa… mỗi loại đau bụng sẽ có những dấu hiệu giống và khác nhau. Làm thế nào phân biệt dấu hiệu bệnh đau dạ dày với những cơn đau thông thường?
Trong bài viết này, Nhà thuốc Hải Sáu sẽ giúp bạn phân biệt các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày để có thể phát hiện và điều trị một cách kịp thời.
Contents
Dấu hiệu bệnh đau dạ dày là đau phần giữa bụng
Đây là vị trí có rất nhiều bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa. Nếu những cơn đau giữa bụng xảy ra thường xuyên và kéo dài ở vị trị phần giữa bụng, đi kèm với các triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn và chán ăn… rất có thể đây là một trong những dấu hiệu bệnh đau dạ dày.
Bụng trên bên trái
Ít khi gặp phải bệnh nhân bị đau bụng ở vị trí này. Nếu bạn bị đau có thể do rối loạn đại tràng, u nang buồng trứng với nữ, viêm phần phụ trái…
Bụng trên bên phải
Nếu có biểu hiện chán ăn, đầy bụng, khó tiêu mà bị đau bụng vùng hạ sườn phải rất có thể là do các bệnh lý liên gan đến gan như viêm gan, xơ gan…
Nếu đau dữ dội vùng bụng bên phải, đau lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng có thể bị viêm túi mật hoặc tiêm tụy, tá tràng.
Bụng dưới bên trái
Nguyên nhân đau bụng ở vị trí này có thể do rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng.
Bụng dưới bên phải
Lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa.. Nếu gặp các triệu chứng trên thì không phải dấu hiệu bệnh đau dạ dày mà thường là triệu chứng đau bụng trong bệnh viêm ruột thừa.
Đối với nữ giới, đau bụng dưới rất có thể do viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ.
Đau bụng vùng xung quanh rốn
Nếu đau bụng xung quanh rốn rồi chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải thì rất có thể bị viêm ruột thừa. Con nếu chỉ đau bụng vùng xung quanh rốn có thể liên quan đến rối loạn ruột non hoặc chớm viêm ruột thừa.
Có thể tự kiểm tra đau bụng do viêm ruột thừa bằng cách dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói, kèm theo là buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ, tiêu chảy, táo bón, không thể đánh “rắm” hoặc sưng vùng bụng.
Đau bụng trên rốn
Vị trí này còn gọi là vùng thượng vị, gần xương ức, ngay dưới mũi ức, nếu đau cách xa mũi ức lệch về bên phải hoặc bên trái. Khi có cảm giác đau tức, đau rát bỏng hay nóng, hay đau âm ỉ, đau quặn, đau khi đói hoặc sau khi ăn thì rất có thể là dấu hiệu bệnh đau dạ dày.
Đau dưới rốn
Đau bụng dưới rốn và đau lan sang bên có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn đại tràng. Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa thường thay đổi thói quen đi đại tiện, buồn nôn, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới.
Đối với bệnh nhân là phụ nữ, nếu có dấu hiệu đau bụng âm ỉ hay đau nhói ở vùng bụng dưới, đau lan xuống vùng thấp và đùi, ngực căng, đau ở đầu ngực, đau đầu, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn và ói mửa, đau lưng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu của đau bụng kinh.
Độc giả muốn tìm hiểu thêm thông tin dấu hiệu bệnh đau dạ dày cũng như giải pháp điều trị bệnh, vui lòng gọi tới số điện thoại của Nhà thuốc Hải Sáu 0981 199 836 – 0902 196 672 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhanh nhất.
Để lại một phản hồi