Bệnh lý liên quan đến xương khớp

benh ly xuong khop

Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh thường gặp đối với người trung niên trở lên và có tỷ lệ tàn phế cao nhất hiện nay. Tổn thương về xương khớp thường khó phục hồi, để lại di chứng nặng nề nên bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân. Để hiểu cặn kẽ chúng ta tìm hiểu chút ít về cấu tạo như vai trò của xương khớp đối với cơ thể.

Hệ Xương của cơ thể.

Xương là những cơ quan được cấu tạo chủ yếu bằng mô xương, một loại mô liên
kết rắn. Bộ xương đảm nhiệm các chức năng: nâng đỡ cơ thể, bảo vệ và làm chỗ dựa
cho các cơ quan, và vận động (cùng hệ cơ – khớp); bộ xương cũng là nơi sản sinh các
tế bào máu và là kho dự trư chat khoáng và chất béo.

mô tả bộ xương người trong bài bệnh lý xương khớp
Giải phẫu học bộ xương người, được lấy từ sách giáo trình giải phẫu

Trên cơ thể con người có 206 xương được sắp xếp thành hai phần: 80 xương
của bộ xương trục và 126 xương cùa bộ xương treo.

Mỗi xương được  cấu tạo bằng các phần sau đây, kể từ ngoài vào trong: màng ngoài xương, mô xương đặc, mô xương xốp và ổ tuỷ. Mô xương thuộc loại mô liên kết, bao gồm các tế bào bị vây quanh bời chất căn bản rắn đặc.

Chất căn bản của xương bao gồm 25% nước, 25% sợi protein và 50% muối khoáng. Các loại tếbào của mô xương là tạo cốt bào, huỷ cốt bào và tế bào xương. Tuy nhiên có một số xương trên cơ thể có cấu tạo riêng. (sẽ được trình bày trong bài viết khác.

Vai trò, cấu tạo khớp trong cơ thể

Khớp (hay còn gọi tên tiếng anh joint) là nơi liên kết giữa hai hoặc nhiều xương. Các khớp được phân loại theo cấu tạo và chức năng của chúng. Theo cấu tạo, các khớp được chia thành ba loại: khớp sợi, khớp sụn và khớp hoạt dịch. Dựa vào mức độ hoạt động, các khớp được chia thành ba loại: khớp bất động, khớp bán động và khớp động.

hình ảnh bệnh lý liên quan đến xương khớp
Hình ảnh bệnh lý liên quan đến xương khớp. Ở hình ảnh có thể thấy khớp bên phải đã bị biến dạng đi

Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay

Kể đến đầu tiên đó là nhóm bệnh viêm xương khớp.

  1. Viêm khớp nhiễm khuẩn

    Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng khớp gây đau đớn rữ dội trong ổ khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do vi khuẩn hoặc nấm, có thể do lây lan từ các vùng khác trog cơ thể. Bệnh có thể lây lan sang các vùng khác.

    Trong viêm khớp nhiễm, tác nhân xâm nhập vào khớp có thể chỉ là 1, gây sưng nóng đỏ đau. Tác nhân thường nắm vào gối là chủ yếu.

    Trẻ em và người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên cũng không nên lo lắng quá, bởi vì nếu điều trị kịp thời từ các triệu chứng đầu tiên bệnh hồi phục nhanh và hoàn toàn.

    Một sốtriệu chứng bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: Sốt, đau khớp đặc biệt khi di chuyển khớp, sưng nóng đỏ khu vực khớp bị ảnh hưởng. Ở trẻ em còn kém theo các triệu chứng: ăn không ngon, ngủ không yên giấc, nhịp tim nhanh, khó chịu.

    tình trạng sưng nóng đỏ đau khớp trong bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
    Hình ảnh mô tả tình trạng bệnh nhân bị đau khi di chuyển
  2. Viêm bao hoạt dịch

    Là tình trạng viêm ảnh hưởng đến bao chứa đầy dịch (còn gọi là túi hoạt dịch) hoạt động chống đỡ giữa các xương, cơ gần xương và các dây chằng.
    Bệnh thường xảy ra bao hoạt dịch khớp khủy tay, hông và vai; nhưng cũng có thể có thể xảy ra ở đầu gối, gốc ngón chân cái và gót chân. Bệnh này thường xảy ra với các khớp thực hiện hành động lặp đi lặp lại.

    Các triệu chứng thường gặp: cảm thấy đau nhức hoặc cứng, đau nhiều khi di chuyển hay ấn, sưng nóng đỏ.

  3. Viêm khớp

    Viêm khớp là tình trạng viêm một hay nhiều khớp, ví dụ như 1 hoặc cả hai khớp khủy tay, đầu gối. Các loại viêm khớp ít phổ biến có thể được kết hợp trong bệnh cảnh mà nó ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài khớp. Ví dụ, lupus có thể ảnh hưởng đến thận và phổi, trong khi bệnh vẩy nến là một bệnh da chủ yếu mà đôi khi cũng ảnh hưởng đến khớp.
    Triệu chứng phổ biến đau khớp và cứng khớp, hạn chế vận động; một số bệnh nhân kèm theo sốt, mệt, phát ban, hao cân, khó thở…

  4. Viêm khớp dạng thấp

    Là dạng bệnh viêm mãn tính, ảnh hưởng nhiều đến các khớp nhỏ bàn tay, bàn chân. Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc của xương khớp gây đau sưng và cuối cùng có thể dẫn đến mòn sương, biến dạng khớp.

    Nguyên nhân được biết đến hiện nay là rối loạn hệ thống miễn dịch bên trong bênh nhân gây nên sự nhầm lẫn các mô và cơ thể tự tấn công các mô.

    Triệu chứng viêm khớp dạng thấp:

    Đau khớp; sưng khớp; khớp mềm và yếu di khi chạm vào; tay sưng húp, đỏ; mệt mỏi, cứng khớp buổi sáng có thể kéo dài hàng giờ, sốt
    Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp xương nhỏ đầu tiên – các khớp ở cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Khi bệnh tiến triển, vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm và cổ cũng có thể bị ảnh hưởng

    Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng xảy ra đối xứng – ở các khớp trên cả hai bên của cơ thể. Các bạn có thể coi video dưới đây: Bệnh viêm khớp dạng thấp – nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh đau lưng

Hầu hết mọi người đều trải qua đau lưng ít nhất 1 lần trong cuộc sống. Đau lưng là lý do phổ biến khiến đa số mọi người quyết định đi khám. Đau lưng gồm các biểu hiện sau đây: Đau cơ vùng lưng lan tỏa xuống chân, bệnh nhân hạn chế tính linh hoạt hoặc các chuyển động, nặng thì không đứng thẳng được; bệnh có thể kéo dài vài ngày hoặc dai dẳng không dứt (Đau kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn được coi là mãn tính). Hầu hết trường hợp đau lưng có thể tự khỏi hoặc qua xoa bóp dầu đơn giản.

Nguyên nhân đau lưng:

  • Căng cơ và dây chẳng.
  • Do nâng, hạ không phù hợp hoặc nặng.
  • Đôi khi co thắt cơ có thể gây ra hoặc kết hợp với bệnh đau lưng.
  • Trong một số trường hợp, đau lưng có thể do vấn đề về cấu trúc, chẳng hạn như:
  • Phồng hoặc vỡ đĩa đệm. Đĩa đệm hoạt động như đệm giữa đốt sống trong cột sống. Đôi khi, các vật liệu mềm bên trong đĩa đệm có thể lồi ra khỏi vị trí hoặc bị vỡ và thần kinh chỉ điểm báo hiệu. Nhưng ngay cả như vậy, nhiều người có phồng hoặc thoát vị đĩa đệm không có cảm giác đau đớn.
  • Đau thần kinh tọa. Nếu thoạt vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh đi xuống chân, nó có thể gây ra đau thần kinh tọa, đau qua mông và mặt sau của chân.
  • Viêm khớp. Các khớp thường bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp là hông, tay, đầu gối và lưng dưới. Trong một số trường hợp viêm khớp cột sống có thể dẫn đến thu hẹp không gian xung quanh tủy sống, tình trạng gọi là hẹp ống cột sống.
  • Xương không đều. Đau lưng có thể xảy ra nếu đường cong xương sống bất thường. Nếu các đường cong tự nhiên của cột sống trở nên phóng đại, lưng trên có thể tròn bất thường hoặc lưng có thể ngắn hơn. Chứng vẹo cột sống, tình trạng trong đó đường cong xương sống sang một bên, cũng có thể dẫn đến đau lưng.
  • Loãng xương. Nén ép đốt sống của cột sống, vỡ có thể xảy ra nếu xương xốp và giòn

Bạn có thể cần đi khám nếu:

  • Đau lưng không giảm hoặc cường độ cao, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.
  • Đau lưng lan xuống một hoặc cả hai chân, đặc biệt là nếu cơn đau kéo xuống dưới đầu gối.
  • Yếu, tê hoặc ngứa ran ở một chân hoặc cả hai.
  • Nguyên nhân mới, vấn đề về ruột hoặc bàng quang.
  • Đau lưng kèm với đau hoặc nhói ở bụng, hoặc sốt.
  • Đau lưng sau chấn thương lưng hay nơi khác.
  • Kèm theo đó là giảm cân không giải thích được.
  • Ngoài ra, gặp bác sĩ nếu bắt đầu có đau lưng lần đầu tiên sau tuổi 50, hoặc nếu có lịch sử của bệnh ung thư, loãng xương, sử dụng steroid, ma túy hoặc lạm dụng rượu.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong cột sống. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đĩa đệm nào của cột sống, hay gặp nhất là ở vị trí thắt lưng. Bệnh thường xảy ra do sang chấn, thoái hóa, nứt rách mà trên lâm sàng có biểu hiện đau dây thần kinh.

Hình ảnh mô tả thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh mô tả thoát vị đĩa đệm

Yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm

  • Tuổi tác: Tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn, bệnh thường xuất hiện ở người trung niên làm công việc nặng nhọc.
  • Hút thuốc: Thuốc lá làm giảm oxy trong máu, lấy đi các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Cân nặng: Người béo có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do trọng lượng lớn thì lực chèn ép lên đĩa đệm lớn hơn.
  • Chiều cao: Với đàn ông cao >180cm, đàn bà >170cm có nguy cơ cao hơn.
  • Nghề nghiệp gây căng thẳng cột sống sẽ xuất hiện nguy cơ cao hơn.

Video bài tập hỗ trợ thoái hóa cột sống thắt lưng.

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*