Tử ngoại trị liệu

Tử ngoại trị liệu

Tử ngoại là những bức xạ có bước sóng nằm trong khoảng 200 đến 400 nm.

  1. Phân loại
  • UVA: bước sóng từ 315 đến 400 nm, gây phát quang ở một số chất hữu cơ, gây đỏ da và đen da mạnh.
  • UVB: bước sóng từ 280 đến 315 nm, có tác dụng sinh học cao, có thể gây ra các phản ứng sinh học, chống còi xương, tạo sắc tố, thúc đẩy quá trình tạo biểm mô.
  • UVC: bước sóng từ 200 đến 280 nm, làm thay đổi cấu trúc protein của tế bào, hủy hoại tế bào, có tác dụng diệt khuẩn mạnh. UVC có bước sóng 250 nm gần như hủy diệt hoàn toàn.
  1. Nguồn phát xạ
  • Nguồn tự nhiên: trong ánh sáng mặt trời có 0 đến 10% UV. Chủ yếu là tử ngoại A. Tỉ lệ UVA:UVB:UVC = 25:1:0

Tầng ozon là lá chắn cực kì quan trọng, bảo vệ sinh vật trên trái đất khỏi bị tác hại từ tia ngoại của mặt trời.

  • Nguồn nhân tạo: gồm đnè tử ngoại huỳnh quang và tử ngoại thạch anh thủy ngân.
  1. Tác dụng
  • Đỏ da: là tiêu chuẩn để xác định liều điều trị cho mỗi người

Đỏ da xuất hiện sau khi chiếu tử ngoại 6 đến 8 giờ. Đỏ da sậm và đen.

Người ta chia đỏ da làm 4 mức độ:

Độ I: đỏ da nhẹ, không tróc vẩy, có thể hơi ngứa, mất sau 24 giờ

Độ II: đỏ da nhiều, tróc da nhẹ, ngứa và rát bỏng mất sau 2 đến 3 ngày.

Độ III: đỏ da nhiều, ngứa và rát bỏng, phù nề, mất sau 5 đến 7 ngày.

Độ IV: đỏ da nhiều, sưng phù, rát bỏng, nổi phỏng nước, mất sau 10 ngày.

Ngoài ra, mức độ đỏ da còn phụ thuộc vào độ nhảy cảm của từng người, vào cường độ bức xạ và thời gian chiếu. Vì vậy, trước khi điều trị cho từng người phải đo liều sinh lý.

Liều sinh lý: là thòi gian tối thiểu để gay một đỏ da tối thiểu ở một người nhất định với nguồn tử ngoại để cách xa 50 cm và vuông góc với mặt da.

Dưới liều sinh lý không gây đỏ da.

Liều đỏ da độ I tương đương với liều sinh lý, điều trị toàn thân

Đỏ da độ II = 2,5 lần độ I.

Độ III = 5 lần độ I

Độ IV = 10 lần độ I.

  • Đen da và dày lớp sừng của biểu bì: khi chiếu tử ngoại vào da nó kích thích men tyrosinase, chuyển tyrosin thành melanin, gây đen da. Đây là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào.

Khi chiếu tử ngoại vào da còn làm lớp biểu bì tăng sinh, chống lại sự xuyên sâu của bức xạ. Phải tăng liều chiếu ở những lần sau.

  • Tác dụng diệt khuẩn: tử ngoại C là tử ngoại vô sinh, để sát khuẩn phòng mổ và các sản phẩm công nghiệp.

Từ ngoại A,B làm tổn thương ADN của vi khuẩn, virus, khống chế khả năng sinh sản của chúng có tác dụng lkìm khuẩn cao.

  • Tác dụng lên hệ thần kinh: liều nhỏ làm giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi.

Liều lớn ức chế ciwn đau tại vùng chiếu

  • Với mắt: các thành phần của mắt đều hấp thụ tử ngoại gây viêm loét giác mạc.
  • Tác dụng toàn thân: tăng sức khỏe tổng quát.

Sinh tổng hợp vitamin D.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*