THIẾU MÁU VÀ NHU CẦU DỊCH

Nếu không thể theo dõi sát việc truyền dịch, chỉ nên truyền tĩnh mạch trong những trường hợp mất nước nặng, sốc nhiễm trùng, dùng kháng sinh tĩnh mạch và những trẻ có chống chỉ định cho dịch qua đường tiêu hóa (ví dụ như những trẻ thủng ruột hoặc bụng ngoại khoa).

1.  Nhu cầu dịch

Nhu cầu dịch mỗi ngày của trẻ được tính theo công thức sau: 100 ml/kg cho 10 kg đầu, 50 ml/kg cho 10 kg tiếp theo và 25 ml/kg cho những kg sau đó. Ví dụ: một trẻ 8 kg cần nhận: 8 × 100 ml = 800 ml/ngày, một trẻ 15 kg cần (10 × 100) + (5 × 50) = 1.250 ml/ngày.

Bảng 32. Nhu cầu cân bằng dịch 
Cân nặng trẻ Nhu cầu dịch
2 200
4 400
6 600
8 800
10 1.000
12 1.100
14 1.200
16 1.300
18 1.400
20 1.500
22 1.550
24 1.600
26 1.650

Cung cấp dịch cho trẻ sốt nhiều hơn nhu cầu bình thường (tăng 10% cho mỗi 1 °C thân nhiệt tăng).

Theo dõi hấp thu dịch

Chú ý duy trì đủ nước ở trẻ bệnh, những trẻ khó hấp thu được nước trong một thời gian. Dịch nên được uống (bằng trực tiếp đường miệng hoặc ống thông mũi dạ dày).

Nếu truyền dịch bằng đường tĩnh mạch, cần theo dõi sát khi truyền tránh quá tải dịch, có thể dẫn đến suy tim hay phù não.

Nếu không thể theo dõi sát việc truyền dịch, chỉ nên truyền tĩnh mạch trong những trường hợp mất nước nặng, sốc nhiễm trùng, dùng kháng sinh tĩnh mạch và những trẻ có chống chỉ định cho dịch qua đường tiêu hóa (ví dụ như những trẻ thủng ruột hoặc bụng ngoại khoa).

Các dung dịch truyền duy trì bao gồm ½ normal saline với đường 5% hay 10%. Không dùng đường 5% đơn thuần vì có thể dẫn đến hạ natri máu.

2.  Điều trị thiếu máu

Thiếu máu nhẹ

Trẻ nhỏ (< 6 tuổi) được xem là thiếu máu khi Hb < 9,3 g/dl (tương đương Hct < 27%). Nếu có thiếu máu, cần điều trị, trừ khi trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng cấp nặng.

„ Uống sắt tại nhà mỗi ngày (thuốc viên hoặc sirô) trong 14 ngày.

  • Dặn cha mẹ đưa trẻ tái khám sau 14 ngày. Điều trị trong 3 tháng nếu có thể, việc điều trị cần 2–4 tuần để cải thiện thiếu máu và 1–3 tháng để sắt dự trữ đủ.

„ Nếu trẻ ≥ 1 tuổi và chưa uống mebendazole trong 6 tháng trước, dùng 1 liều mebendazole (500 mg) điều trị giun móc cũng như các loại giun ký sinh phá hoại đường ruột khác.

„ Khuyến khích mẹ nên cho trẻ ăn đúng cách

Thiếu máu nặng

„ Truyền máu sớm khi:

  • Hct ≤12% hay Hb ≤4 g/dl
  • Trẻ không thiếu máu nặng (Hct, 13–18%; Hb, 4–6 g/dl) nhưng có kèm một trong triệu chứng sau:
    • Lâm sàng có mất nước
    • Sốc
    • Rối loạn tri giác
    • Suy tim
    • Thở khó, rút lõm
    • Mật độ kí sinh trùng sốt rét trong máu cao (> 10% hồng cầu có kí sinh trùng)
    • Nếu có hồng cầu lắng, truyền 10 ml/kg trong 3-4 giờ sẽ tốt hơn truyền máu toàn phần. Nếu không có, truyền máu tươi (20 ml/kg) trong 3-4 giờ.
    • Đo lại nhịp thở và mạch mỗi 15 phút. Nếu tăng hoặc có dấu hiệu suy tim như ran ẩm đáy phổi, gan to hay tĩnh mạch cảnh cổ nổi thì truyền chậm lại. Nếu có bằng chứng của quá tải dịch do truyền máu, chích lợi tiểu 1–2 mg/kg, tối đa tổng liều 20
    • Sau truyền máu, nếu Hb vẫn thấp như trước thì truyền thêm.
    • Ở trẻ suy dinh dưỡng cấp nặng, quá tải dịch là biến cứng nguy hiểm và thường gặp. Truyền hồng cầu lắng hoặc máu toàn phần 10 ml/kg (tốt hơn 20 ml/kg), và không truyền tiếp chỉ dựa trên Hb thấp hoặc trong vòng 4 ngày sau truyền lần đầu .

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*