Teo cơ, co rút cơ khớp và mô liên kết trong thương tật th?

Teo cơ, co rút cơ khớp và mô liên kết trong thương tật thứ cấp

  1. Teo cơ

Một cơ, một nhóm cơ sau một thời gian bất động  lâu hoặc dây thần kinh cho phối cơ đó bị tổn thương thì cơ đó sẽ bị giảm sức mạnh và thể tích, cơ trở nên nhỏ và yếu đi. Có hai dạng teo cơ:

  • Teo cơ do nguyên nhân thần kinh: tùy theo mức độ tổn thương của dây thần kinh mà cơ do dây thần kinh đó chi phối bị ảnh hưởng nhiều hay ít
  • Nếu dây thần kinh bị đứt hoàn toàn thì cơ mà nó chi phối sẽ nhỏ đi rất nhanh, cơ có thể bị liết hoàn toàn. Trường hợp này phải khâu phục hồi, sau khi khâu phục hồi phải điều trj phục hồi chức năng.
  • Nếu dây thần kinh bị tổn thương không hoàn toàn (gián đoạn luồng thần kinh hoặc gián đoạn sợi trục) do bị chèn ép bởi sự tăng sản hóa dày của màng hoạt dịch do garo, tiêm, chèn ép dẫn tới mất sự vận động chủ động của các cơ tương ứng. Cơ teo xảy ra nhanh trong ba tháng đầu và có các biến dạng mất cân bằng cơ lực nếu không được phục hồi kịp thời.
    • Teo cơ do bất động

Cơ không cử động sayu một thời gian dài sẽ nhỏ và yếu đi.

Ví dụ: bất động sau gãy xương, các bệnh về khớp. Trong trường hợp này nếu được tập luyện cơ sẽ phục hồi dần.

  1. Co rút cơ khớp và mô liên kết
  • Khái niệm: co rút là tình trạng một số cơ bị ngắn lại làm cho khớp không duỗi ra hoàn toàn hoặc không gấp được.
  • Nguyên nhân chính; sự mất cân bằng về cơ lực

Các tình trạng dẫn đến mất cân bằng về cơ lực: viêm cơ, thoái hóa cơ, co cứng cơ, chấn thương, liệt, tổn thương thần kinh trung ương, viêm khớp, thoái hóa khớp.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến co rút cơ: tư thê chi, thời gian bất động và sự vận động của phần lành.

Chi trên có xu hướng co rút các cơ gấp, chi dưới co rút các cơ duỗi.

Co rút làm cho tầm vận động của khớp bị giảm, có thể gây nên biến dạng khớp.

Sự co rút ở khớp háng, khớp vai, khớp gối ảnh hưởng nhiều đến chức năng của người bệnh.

  • Phòng ngừa co rút:

Đặt tư thế đúng, trăn trở thường xuyên, tối thiểu 2 giờ/ lần

Vận động: tập luyện các bài tập hết tầm vận động đối với những trường hợp có nguy cơ bị co rút.

  • Điều trị co rút:

Co rút nhẹ: làm mềm cơ bằng nhiệt nóng, xoa bóp sâu. Kẽo giãn 10-15 phút. Ngày 1-2 lần.

Co rút vừa và nặng: thời gian kéo giãn dài hơn, nếu kéo giãn liên tục mà không có kết quả phải dùng nẹp ngắt quãng, nếu không được thì phẫu thuật. Sau phẫu thuật phải tiếp tục kẽo giãn và tập vận động, nếu không rất dễ bị co rút lại.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*