SỐC NHIỄM TRÙNG NGUY HIỂM ĐẾN MỨC NHƯ THẾ NÀO

Hầu hết những bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm trùng đều có hoàn cảnh cơ bản là can thiệp khu trú hoặc toàn thân đối với cơ chế tự bảo vệ. Những bệnh thường thấy nhất mà có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết đó là u ác tính, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính, suy thận mãn, và những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra, nhiễm trùng huyết còn là một biến chứng phổ biến của phẫu thuật, chấn thương và bỏng nặng.

I – ĐẠI CƯƠNG VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA :

(1) – Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân : khi có 2 hay nhiều yếu tố sau :

1. Nhiệt độ cơ thể > 38oC hoặc < 36oC

2. Nhịp tim > 90 lần/phút

3. Thở nhanh > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32mmHg

4. Bạch cầu trong máu >12.000/mm3 hoặc < 4.000/mm3 hoặc có sự hiện diện >10% bạch cầu non Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân thường gặp trong nhiễm trùng nhiễm độc, chấn thương, viêm tụy, phỏng

– Nhiễm trùng huyết : Nhiễm trùng + hội chứng đáp ứng viêm toàn thân.

– Nhiễm trùng huyết nặng : Nhiễm trùng huyết + rối loạn chức năng cơ quan đích ( hội chứng nguy ngập hô hấp cấp, hoại tử ống thận cấp, xuất hiện  rối loạn tri giác, và đông máu nội mạch lan tỏa, viêm gan cấp, dãn dạ dày, liệt ruột)

II – CHẨN ĐOÁN :

(1) Chẩn đoán sốc nhiễm trùng : khi nhiễm trùng huyết có tụt huyết áp (huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 40mmHg so với trị số bình thường trước đó) mặc dù đã bù đủ dịch

Lâm sàng : bất thường tưới máu, toan máu nhiễm acid lactic, thiểu niệu, rối loạn tri giác.

Xét nghiệm thường quy : CTM, Đường huyết, Bun, Creatinine , ALT, AST, Bil, Ion đồ, X quang phổi, ECG, siêu âm bụng tổng quát. Xét nghiệm để chẩn đoán đặc hiệu : cấy máu và kháng sinh đồ, khí máu động mạch.

Chẩn đoán phân biệt : sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc phản vệ.

III – ĐIỀU TRỊ :

1 – Bù dịch : nhằm – Mục tiêu mộ là duy trì CVP từ 11 đến 16 cmH20 và thể tích nước tiểu trên 0.5ml/kg/giờ
– Loại dịch : dùng điện giải hoặc dung dịch keo

– Khởi đầu hãy  truyền nhanh dịch với tốc độ 0.5 đến 1 lít dung dịch tinh thể hoặc 0.3 đến 0.5 lít dung dịch keo trong vòng 30 phút để đạt mục tiêu CVP từ 11 đến 16 cmH20.

– Lượng dịch tùy theo CVP và nước tiểu.

– Truyền máu hoặc hồng cầu lắng để nâng Hb > 10g/dl hoặc Hct >30%

2 – Thuốc vận mạch : – Sử dụng thuốc vận mạch khi CVP từ 11 đến 16cm H20 mà huyết áp tâm thu chưa đạt 90mmHg (hoặc huyết áp trung bình <65mmHg)

– Sử dụng Dopamin hoặc Noradrenaline hoặc phối hợp cả hai. Liều Dopamin từ 8 đến 10mcg/kg/phút. Liều Noradrenaline từ 0.05 đến 2 mcg/kg/phút.

– Dobutamine sử dụng phối hợp với Dopamine và Noradrenaline trong trường hợp có cung lượng tim giảm.

3 – Điều trị nhiễm trùng bằng dùng kháng sinh thích hợp và phẫu thuật (nếu cần):

– Cấy 2 mẫu máu ở 2 tĩnh mạch khác nhau trước khi cho kháng sinh

– Lựa chọn kháng sinh dựa vào

o Đường vào của nhiễm trùng

o Kết quả nhuộm Gram nếu có

o Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân

o Tình trạng kháng thuốc với kháng sinh của các chủng vi trùng

– Sử dụng kháng sinh liều cao, đường tĩnh mạch ngay trong giờ đầu tiên sau chẩn đoán nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng.

– Nếu chưa biết rõ đường vào nên điều trị theo kinh nghiệm với các loại kháng sinh phổ rộng liều cao, sau đó điều chỉnh điều trị theo kháng sinh đồ.

4 – Corticoid – Hydrocortisone 50mg/6giờ TM trong 07 ngày.

IV – THEO DÕI :

Sốc nhiễm trùng tốt nhất được theo dõi sát tại khoa hồi sức tích cực.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*