NHIỄM KHUẨN HUYẾT

Cần nghĩ đến nhiễm khuẩn huyết ở trẻ bị sốt cấp tính và có biểu hiện nặng, khi không tìm thấy nguyên nhân khác. Nhiễm khuẩn huyết cũng có thể là biến chứng của viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu hay các nhiễm trùng do vi khuẩn khác

 

. Tác nhân phổ biến bao gồmStreptococcus, Haemophilus influenza, Staphylococcus aureus và trực khuẩn Gram âm đường ruột (thường gặp trên cơ địa suy dinh dưỡng nặng), ví dụ Esche- richia coli Klebsiella. Salmonella non-typhoid là nguyên nhân phổ biến ở các vùng dịch tễ sốt rét. Ở vùng dịch tễ của bệnh não mô cầu, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có thể đặt ra khi có chấm xuất huyết hoặc ban xuất huyết (tổn thương xuất huyết trên da).

1.Chẩn đoán

Khai thác bệnh sử sẽ giúp gợi ý nguồn gốc của nhiễm khuẩn huyết. Luôn cởi hết quần áo của trẻ, kiểm tra cẩn thận các dấu hiệu của nhiễm trùng tại chỗ trước khi quyết định không có nguyên nhân khác.

Khi thăm khám, cần tìm:

-sốt không có ổ nhiễm rõ ràng

– phết máu tìm ký sinh trùng sốt rét âm tính

– không có dấu hiệu cổ gượng hoặc các dấu hiệu đặc hiệu khác của viêm màng não, hoặc dịch não tủy âm tính với viêm màng não

-lú lẫn hoặc hôn mê

– dấu hiệu khó chịu toàn thân (ví dụ: không uống hoặc bú được, co giật, hôn mê hoặc nôn tất cả mọi thứ, thở nhanh)

– có thể có ban xuất huyết

Xét nghiệm

Chỉ định xét nghiệm phụ thuộc vào biểu hiện bệnh nhưng có thể bao gồm:

– công thức máu

-tổng phân tích nước tiểu (bao gồm cả cấy nước tiểu)

– cấy máu

– chụp X-quang ngực thẳng

Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể có những dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn: tay chân lạnh với tưới máu ngoại vi kém và tăng thời gian đổ đầy mao mạch (> 3 giây), mạch nhanh yếu, hạ huyết áp và rối loạn tri giác.

2.Điều trị

Bắt đầu điều trị kháng sinh ngay.

„ Ampicillin TM 50 mg/kg mỗi 6 giờ cộng gentamicin TM 7,5 mg/kg một lần một ngày từ 7-10 ngày; có thể thay bằng, ceftriaxone 80-100 mg/kg TM một lần ngày trong 30-60 phút trong 7-10 ngày.

„ Nếu nghi ngờ nhiễm tụ cầu, cho flucloxacillin 50 mg/kg mỗi 6 giờ TM cộng gentamicin TM 7,5 mg/kg mỗi ngày một lần.

„ Thở oxy nếu trẻ suy hô hấp hoặc sốc.

„ Điều trị sốc nhiễm trùng với truyền tĩnh mạch nhanh 20 ml/kg normal saline hoặc Lactate Ringer’s. Đánh giá lại. Nếu trẻ vẫn còn sốc, lặp lại 20 ml/kg dịch, lên đến 60 ml/kg. Nếu trẻ vẫn còn sốc (sốc kháng dịch), bắt đầu adrenaline hoặc dopamin nếu có.

Điều trị hỗ trợ

„ Nếu trẻ bị sốt cao (≥ 39°C hoặc 102,2°F) và sốt gây mệt hay khó chịu, cho paracetamol hoặc ibuprofen.

„ Theo dõi Hb hoặc Hct, khi có chỉ định, truyền máu toàn phần 20 ml/kg hoặc 10 ml/kg hồng cầu lắng, tốc độ truyền phụ thuộc vào tình trạng tuần hoàn.

3.Theo dõi

„ Trẻ cần được theo dõi điều dưỡng ít nhất mỗi 3 giờ và bởi bác sĩ ít nhất hai lần một ngày. Kiểm tra xem có xuất hiện các biến chứng mới không, như sốc, tím tái, giảm lượng nước tiểu, dấu hiệu của chảy máu (chấm xuất huyết, ban xuất huyết, chảy máu từ các nơi chích tĩnh mạch) hoặc loét da.

„ Theo dõi Hb hoặc Hct. Nếu đang ở mức thấp và đang giảm, cân nhắc giữa lợi ích của truyền máu với nguy cơ nhiễm trùng lây qua truyền máu

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*