NHIỄM KHUẨN HUYẾT CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC Ý NGHĨA NHẤT

Nhiễm khuẩn huyết coi là một tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng, có nguy cơ từ vong nhanh do sốc và suy các cơ quan (suy đa tạng), do vi khuẩn từ một ổ nhiễm trùng khởi đầu xâm nhập vào máu nhiều lần, liên tiếp.

+ Tất cả các vi khuẩn có độc tính mạnh hay yếu thìđều có thể gây nhiễm trùng huyết trên cơ địa suy giảm sức đề kháng hay suy giảm miễn dịch.


I. ĐẠI CƯƠNG

Các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết thường gặp là:
– Vi khuẩn Gram âm chiếmtới 2/3 các trường hợp: Escherichia coli (E.coli), Klebsiella pneumoniae, p.seudomonas, Proteus, Yersinia, Neisseria.
– Cầu khuẩn Gr (+) như: Staphylococcus aureus (S.auureus), liên cầu.
– Trực khuẩn Gr (+) kị khínhư: Clostridium perfringens.

+ Mối liên quan giữa đường vào và căn nguyên thường gặp gây nhiễm trùng huyết là:
– Da và niêm mạc: S.auureus, S.pyogenes…
– Hô hấp đặc biệt là đường hô hấp dưới (viêm phổi…): Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae…
– Tiêu hóa  gan mật: E.coli, K.pneumoniae, Enterobacteriae khác, vi khuẩn kị khí.
-Tiết niệu: E.coli, Enterobacteriae…

+ Các yếu tố nguy cơ:
– Giảm bạch cầu, và ung thư, nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma tuý, suy dinh dưỡng…
– Mắc một số bệnhnhư: xơ gan, nghiện rượu, đái tháo đường, cắt lách, hôn mê, viêm phế quản mạn tính.
– Người già, phụ nữ có thai, và trẻ sơ sinh.

+ Các khái niệm:
– Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS: Systemic inflammatory response syndrome).
SIRS được xác định khi có ít nhất 2 trong 4 dấu hiệu nhưsau:
Nhiệt độ > 38°c hoặc < 35°c.
Nhịp tim > 90 lần/phút.
Nhịp thỏ > 20 lần/phút hoặc PaC02 < 32mmHg.
Bạch cầu máu ngoại vi > 12G/L hoặc < 4G/L hoặc > 10% bạch cầu non.
-Tình trạng nhiễm khuẩn (Sepsis): SIRS xảy ra do nhiễm khuẩn.

-Tình trạng nhiễm khuẩn nặng (Severe sepsis):
Là một tình trạng nhiễm khuẩn có ít nhất một dấu hiệu giảm tưới máu hoặc rối loạn chức năng cơ quan:
nổi vân tím ở trên da, nước tiểu < 0,5ml/kg/giờ, lactat > 2mmol/l, tình trạng ý thức thay đổi, bất thường điện tim, tiểu cầu máu <100 (G/l), hoặc đông máu nội mạch rải rác (DIC), ARDS (Acute respiratory distress syndrome) và rối loạn chức năng tim.

– Sốc nhiễm khuẩn:
Sốc nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng có dấu hiệu sau:
Huyết áp động mạch trung bình nhỏ < 60mmHg (hoặc < 80mmHg nếu người bệnh có tiền sử cao huyết áp), duy trì được huyết áp trung bình > 60mmHg (hoặc > 80mmHg nếu người bệnh có tăng huyết áp) với dopamin > 5mcg/kg/phút, norepinephrin < 0,25mcg/phút hoặc epinephrin < 0,25mcg/kg/phút không
đáp ứng với bù dịch.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào những  dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biệt khi cấy máu xác đjnh được vi khuẩn gây bệnh.
a. Dấu hiệu lâm sàng
– Triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng như:
+ Sốt cao, rét run liên tiếp, và  có thể hạ nhiệt độ đặc biệt ở người già và trẻ em.
+ Khó thở, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp hạ.
+ Da lạnh, vã mồ hôi.
+ Mệt mỏi chán ăn, môi khô lưỡi bẩn, vật vã, hốt hoảng tiểu ít.
– Triệu chứng của ổ nhiễm trùng khởi đầunhư: tiểu buốt trong nhiễm trùng tiết niệu, ho trong nhiễm trùng hô hấp, hội chứng màng não và sốt trong viêm màng não mủ…
– Phản ứng của hệ liên võng nội mô: gan to, mật độ gan mềm, lách to.
– Ổ di bệnh ở các cơ quan trong cơ thể:
+ Phổi: viêm phổi, áp xe phổi.
+ Thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não, áp xe ngoài mảng cứng…
+ Gan: áp xe gan, áp xe đường mật…
+ Thận: áp xe thận, viêm mủ bể thận….
+ Tim mạch: viêm nội tâm mạc, tắc mạch…
+ Lách: áp xe lách, tắc mạch lách…

b. Cận lâm sàng
– Cấy máu phân lập được vi khuẩn:
Cần cấy máu trước khi sử dụng kháng sinh, xét nghiệm có hệ thống khi bệnh nhân có sốt, rét run.
Khi đã phân lập được vi khuẩn có chẩn đoán xác định và làm kháng sinh đồ đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
– Công thức máu: bạch cầu tăng cao, tì lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
– Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận và rối loạn đông máu (DIC: Disseminated Intravascular Coagulation):
Ure máu, Creatinin máu tăng khi bệnh nhân có suy thận.
AST, ALT tăng, bilirubin máu tăng.
Đông máu cơ bản: tỉ lệ prothrombin giảm trong những trường hợp nặng.
Xét nghiệm đánh giá DIC: D-dimer, nghiệm pháp rượu,nghiệm pháp Wonkaulla…

2. Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt với các bệnh sau:
– Bệnh sốt rét:
Có yếu tố dịch tễ học như: sống hay đến vùng dịch tễ sốt rét.
Biểu hiện lâm sàng cơn sốt rét: sốt cao, rét run vã mồ hôi, cơn xảy ra theo chu kì tùy theo chủng loại kí sinh trùng.
Xét nghiệm máu tìm thấy kí sinh trùng sốt rét.
– Bệnh thương hàn:
Sốt kéo dài, rối loạn tiêu hóa, bụng trướng, gan lách to, đào ban.
Phản ứng Widal (+).
Cấy máu, cấy tủy xương, cấy phân mọc vi khuẩn thương hàn…
– Sốt do nung mủ sâu  tạng (áp xe gan, phổi, dưới cơ hoành…). Có khi là nung mủ sâu này là hậu quả của đợt nhiễm khuẩn huyết trước. Rất khó để phân biệt các ổ nung mủ sâu là ổ di bệnh hay chỉ là ổ áp xe đơn độc. C hẩn đoán xác định là khi siêu âm hay chích ổ áp xe cấy m ọc vi khuẩn.
– Lao toàn thể:
Tiền sử có tiếp xúc hay m ắc bệnh lao trước đó.
Sốt, ho, khó thở,và đau ngực.
Chụp phổi sẽ có tổn thương lao.
X ét nghiệm đờm thấy: vi khuẩn lao (+).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*