Mục đích và các hình thức phục hồi chức năng

Mục đích và các hình thức phục hồi chức năng

  1. Mục đích của phục hồi chức năng
  • Hoàn lại một cách tối đa về thể chất, tinh thần và nghệ nghiệp cho người bệnh, người tàn tật.
  • Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp
  • Tăng cường các khả năng còn lại cuả người tàn tật để giảm hậu quả cho bản thân họ, gia đình và xã hội.
  • Thay đổi tích cực suy nghĩ và thái độ của xã hội để xã hội chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội đồng thời người tàn tật cũng chấp nhận hoàn cảnh của mình và thái độ tốt của xã hội để hợp tác trong công tác phục hồi chức năng.
  • Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông, công sở, để người tàn tật có thể đến được mọi nơi mà họ cần đến như mọi người, có cơ hội được vui chơi, học hành và làm việc như người bình thường.
  • Động viên toàn xã hội ý thức được phòng ngừa tàn tật là công việc của mọi người, mọi lúc, mọi nơi dể giảm thiểu tỉ lệ tàn tật.
  1. Nguyên tắc phục hồi
  • Đánh giá cao khả năng của người tàn tật với bản thân, gia đình và xã hội
  • Phục hồi tối đa các chức năng bị mất hoặc bị giảm để giảm hậu quả tàn tật với cá nhân gia đình và xã hội.
  • Phục hồi chức năng đánh giá cao tính tự lập, lòng tự trọng, quyền được bình đẳng và phẩm chất tốt đẹp của người tàn tật.
  • Phục hồi chức năng đánh giá người tàn tật là yếu tố quan trọng nhất.

Phục hồi chức năng cho người tàn tật ngày nay không chỉ là một công tác nhân đạo đơn thuần mà là một công tác có tính chất kinh tế, nhân lực và pháp lý sâu sắc. Chúng ta không nói là người không tàn tật mà nói đúng hơn là người chưa tàn tật do đó phục hồi chức năng là công việc của mỗi chúng ta.

  1. Các hình thức phục hồi chức năng
    • Phục hồi chức năng tại trung tâm
  • Khái niệm: người tàn tật đến các trung tâm phục hồi chức năng để phục hồi.
  • Đặc điểm:

Là hình thức được triển khai ở nhiều nước qua nhiều năm nay

Đây là cơ sở tập trung nhiều phương tiện và cán bộ y tế chuyên khoa nên phục hồi được các trường hợp khó.

Người tàn tật phải rời xa nơi họ sống để đến các trung tâm nen tỉ lệ người tàn tật được phục hòi ít (3-5%)

Phục hồi không sát với nhu cầu của người tàn tật ở địa phương

Giá thành phục hồi cao, chi phí tốn kém

Chủ yếu là cơ sở để nghiên cứu, đào tạo và giải quyết các trường hợp khó.

  • Phục hồi chức năng ngoại viện
  • Khái niệm: cán bộ phục hồi chức năng đến các địa phương trực tiếp phục hồi chức năng cho người tàn tật. Hình thức này cũng chỉ tập trung vào cá nhân người tàn tật mà không nhìn ra toàn xã hội.
  • Đặc điểm:

Số người tàn tật được phục hồi tăng song không đáng kể

Quá trình phục hồi không thường xuyên liên tục

Chi phí lớn cho cán bộ phục hồi chức năng

Thiếu cán bộ phục hồi chức năng

  • Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

Người tàn tật được phát hiện và phục hòi chức năng ngay tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi. Thực chất là công tác xã hội hóa phục hồi chức năng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*