LỒNG GHÉP GIẢI QUYẾT BỆNH

Ở những trẻ suy dinh dưỡng rất nặng, truyền máu phải rất chậm và thể tích nhỏ hơn ở trẻ bình thường.

1.Bệnh lý mắt

Nếu trẻ có những dấu hiệu thiếu vitamin A

„ Cho trẻ uống vitamin A ngày 1, 2 và 14 (< 6 tháng: 50.000 UI; 6-12 tháng: 100.000 UI; trẻ lớn 200.000 UI). Nếu liều đầu đã được cho, chỉ điều trị ngày 1 và 14.

Nếu trẻ có dấu hiệu mờ hay loét giác mạc, cần theo các bước điều trị để phòng ngừa rách giác mạc và tổn thương thủy tinh thể:

„ Đầu tiên nhỏ mắt bằng chloramphenicol hay tetracyclin 4 lần/ngày, trong 7-10 ngày.

„ Nhỏ mắt với atropine, 1 giọt/3 lần/ngày trong 3-5 ngày.

„ Thấm ướt mắt với tấm đắp tẩm saline.

„ Băng bảo vệ mắt.

2.     Thiếu máu nặng

Nên truyền máu trong 24 giờ đầu chỉ khi:

  • Hb < 4g/dl
  • Hb < 4-6 g/dl và trẻ suy hô hấp

Ở những trẻ suy dinh dưỡng rất nặng, truyền máu phải rất chậm và thể tích nhỏ hơn ở trẻ bình thường.

„ Máu toàn phần, 10ml/kg, truyền chậm trong 3 tiếng

„ Furosemide 1mg/kg tiêm tĩnh mạch trước truyền máu

Nếu trẻ có những dấu hiệu suy tim, cho 10 ml/kg hồng cầu lắng vì máu toàn phần có thể làm nặng thêm. Trẻ suy dinh dưỡng rất nặng với tình trạng phù có thể tái phân phối dịch trong cơ thể dẫn đến giảm nồng độ Hb nên không nhất thiết phải truyền máu.

Theo dõi

Theo dõi mạch và nhịp thở, nghe phổi, khám bụng đánh giá kích thước gan và kiểm tra áp lực tĩnh mạch cổ mỗi 15 phút trong quá trình truyền máu.

  • Nếu nhịp thở và mạch đều tăng (mạch tăng 25 lần/phút, nhịp thở tăng 5 lần/phút), tốc độ truyền chậm hơn.
  • Nếu có ran ẩm ở đáy phổi hay gan lớn, dừng truyền máu ngay và cho furosemide 1mg/kg tĩnh mạch

Ghi chú: không lặp lại truyền máu nếu Hb vẫn giảm hoặc trong vòng 4 ngày sau lần cuối truyền máu.

3.  Tổn thương da trong Kwashiorkor

Thiếu kẽm thường xuyên xảy ra ở những trẻ với Kwashiorkor, và tổn thương da cần được bổ sung kẽm, bằng cách:

„ Tắm hoặc phủ lên vùng da tổn thương khoảng 10 phút/ngày với dung dịch potassium permanganate.

„ Bôi lớp kem bảo vệ (thuốc mỡ chứa kẽm và thầu dầu, vaselin, mỡ khoáng) lên những chỗ trầy và dung dịch tím gentian hoặc kem nystatin lên những chỗ loét.

„ Tránh sử dụng tã và để trẻ khô thoáng.

4.   Tiêu chảy kéo dài

Điều trị
Nhiễm Giardia

Cần phải soi phân dưới kính hiển vi:

„ Nếu có nang hay bào tử của Giardia lambila, cho metronidazole (7,5 mg/kg mỗi 8 giờ trong 7 ngày). Có thể điều trị với metronidazole nếu soi phân âm tính hoặc chỉ có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ nhiễm Giardia.

Kém hấp thu lactose

Tiêu chảy kéo dài hiếm khi xảy ra do nguyên nhân kém hấp thu lactose. Kém hấp thu chỉ được chẩn đoán khi mà tiêu chảy lượng nhiều xảy ra sau khi sử dụng sữa công thức và tiêu chảy giảm khi lượng sữa đưa vào giảm hoặc ngưng. Bắt đầu sử dụng F-75 với lượng lactose thấp. Trong những trường hợp đặc biệt:

„ Thay thế sữa nuôi ăn bằng yoghurt hoặc sữa công thức với lactose free.

„ Bắt đầu cho ăn sữa lại dần dần trong giai đoạn hồi phục.

Tiêu chảy thẩm thấu.

Tiêu chảy thẩm thấu có thể được nghi ngờ nếu như tiêu chảy nặng thêm với F-75 thẩm thấu cao và ngừng hẳn khi mà thành phần đường và nồng độ thẩm thấu giảm. Trong những trường hợp này:

„ Sử dụng bột ngũ cốc công thức khởi đầu F-75  hoặc nếu cần thiết, sử dụng công thức khởi đầu F-75 đẳng trương.

„ Dần chuyển qua sử dụng công thức bắt kịp F-100 hoặc thức ăn sẵn dùng để điều trị.

5.   Nhiễm lao

Nếu thật sự nghi ngờ lao:

  • Test Mantoux dương tính (ghi chú: tình trạng âm tính giả thường xảy ra)
  • X-quang ngực thẳng

Nếu dương tính hoặc thật sự nghi ngờ, điều trị theo phác đồ điều trị lao quốc gia

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*