Loãng xương, rối loạn tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp &#8211

Loãng xương, rối loạn tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp –  thương tật thứ cấp

  1. Loãng xương do bất động

Loãng xương là tình trạng xương bị mất chất vôi, xương trở nên giòn và dễ gẫy. Cơ chế của loãng xương: khi bất động xương không phải chịu lực tác động như bình thường nên quá trình tạo cốt bào giảm, hủy cốt bào tăng.

Giai đoạn đầu của bất động, mô xương giảm 44%/ tháng và có thể giảm tới 40%, lượng canxi mất đi tương đương với lượng mô xương bị bất động.

Triệu chứng lâm sang của loãng xương chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm > 30%. Biểu hiện: đau xương, có thể kèm theo dấu hiệu chèn ép, kích thích thần kinh, cột sống biến dạng, xương giòn dễ gãy, sỏi tiết niệu. Hình ảnh XQ: xương giảm độ cản quang

Chẩn đoán xác định dựa vào đo mật xương và siêu âm xương.

  • Đề phòng loãng xương:

Với những bệnh nhân phải nằm bất động lâu: đặt tư thế đúng, trăn trở thường xuyên ít nhất 2h/lần. Tập theo tầm vận động, tùy theo tình trạng bệnh nhân mà vận động thụ động hay chủ động có trợ giúp hoặc chủ động hoàn toàn. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, dễ tiêu.

Những bất động chỉ bất động một phần chi thể: tập co cơ đẳng trường phần chi thể bất động còn phần khác tập hết tầm vận động.

Uống canxi

  • Điều trị:

Tăng cường vận động chủ động và thụ động

Thuốc: giảm đau, chống viêm không steroid, uống canxi. Nếu nặng: tiêm canxi, durabulin, myaclcic

Vật lý trị liệu: hồng ngoại, điện phân CaCl2, sóng ngắn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  1. Rối loạn tiết niệu

ở tư thế nằm, áp lực ỏ bụng thấp, khiến bàng quang khó tháo sạch nước tiểu, gây bí đái. Đay là nguy cơ làm tăng sỏi tiết niệu và nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra mất canxi và photpho qua đường tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ tạo sỏi, đái máu và nhiễm trùng tiết niệu.

Dự phòng: uống đủ nước và làm toan hóa nước tiểu

Hạn chế dùng sonde

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng phải dùng kháng sinh ngay

Chườm ấm và xoa bóp vùng bàng quang.\

  1. Rối loạn tiêu hóa

Bất động thường làm bệnh nhân ăn không ngon, nhất là các thức ăn giàu chất đạm. Ngoài ra nhu động ruột giảm làm kém hấp thu. Giảm thể tích huyết tương, giảm nhu động ruột dễ gây táo bón.

Dự phòng; tăng lượng chất xơ, uống đủ nước 1,5-2 lit/ ngày.

Tập vận động, trăn trở, tập ngồi sớm và di chuyển, tập thở.

Xoay và day dọc khung đại tràng theo chiều kim đồng hồ.

Tập đi vện sinh hàng ngày theo một giồ nhất định, nếu nặng có thể dùng thuốc điều hóa nhu động ruột, thuôc nhuận tràng hoặc thụt tháo.

  1. Rối loạn hô hấp

ở tư thê nằm, áp lực cơ hoành và cơ liên sườn giảm, làm giảm thông khí/ phút và giảm dung tích thông khí chức năng. Dịch tiết ứ lại ở đường dưới cây phế quản dễ gây viêm đường hô hấp trên và viêm phổi ứ đọng.

Dự phòng: thay đổi tư thế thường xuyên

Tập thở sâu

Trợ giúp ho và vỗ rung

Khi có nguy cơ nhiễm trùng hô hấp phải điều trị tích cực, kịp thời nên phối hợp với thuốc giãn phế quản

Chế độ ăn uống đủ nước

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*