Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên đố

Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên đối với thầy thuốc gia đình

  1. Một số lưu ý khi thăm khám và chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên

Với vai trò là người thầy thuốc gia đình, nhiều trường hợp trẻ vị thành niên đã được chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho phép người thầy thuốc gia đình biết được nhiều thông tin về gia đình bệnh nhân, tiền sử bệnh tật và dễ dàng thiết lập mối quan hệ.

Bên cạnh sự đánh giá tăng trưởng về thể chất, sàng lọc phát hiện sớm mọt số bệnh người thầy thuốc cần lưu tâm đến một số lĩnh vực tâm sinh lý xã hội của trẻ vị thành niên.hãy tăng thêm thời gian thăm khám nếu cần thiết, để phát hiện các vấn đề tâm lý xã hội, tình dục hay sử dụng ma túy/ rượu.

Điều quan trọng nhất trong việc thăm khám thực thể ở tuổi vị thành niên là phần lớn trẻ bị bối rối, xấu hổ nhất là khi khám vú, bụng và bộ phận sinh dục. Nếu thầy thuốc là nam giới, khi thăm khám cho trẻ nữ cần có thêm y tá hoặc đồng nghiệp là nữ giới. Hãy xử sự với bệnh nhân vị thành niên như người lớn và khuyến khích họ có trách nhiệm như người lớn.

  1. Tư vấn sức khỏe trẻ vị thành niên

Các công tác tư vấn đối với trẻ vị thành niên rất quan trọng.

Mục tiêu tư vấn:

  • Làm giảm bớt căng thẳng về tâm lý hoặc cảm xúc do hậu quả của những tình trạng lo lắng, rối loạn, sợ hãi, buồn rầu, thất vọng, chán nản. Khi được tư vấn, đối tượng sẽ có tâm trạng tốt hơn để đương đầu với những thử thách khó khăn.
  • Có thể tìm ra những khó khăn thử thách mà đối tượng tư vấn cần phải đương đầu. Ví dụ: nhu cầu là gì? Vấn đề ở chỗ nào? Vấn đề nào cần giải quyết?
  • Giúp cho đối tượng tư vấn lựa chọn những hành động, hiểu được hậu quả của hành vi và đi đến quyết định đúng đắn.

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ vị thành niên, việc cung cấp thông tin là một nhu cầu cần thiết vì thông tin sẽ giúp đối tượng:

Nâng cao hiểu biết về sức khỏe trẻ vị thành niên

Có nhận thức đúng đắn về tăng cường bảo vệ sức khỏe

Có kiến thức và nhận thức đúng sẽ giúp cho trẻ vị thành niên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình để có trách nhiệm với các hoạt động có liên quan đến sức khỏe.

Khi tư vấn cho trẻ vị thành niên cần chú ý:

  • Đủ thời gian: cần có đủ thời gian để làm tốt các nội dung của vấn đề tư vấn, giúp đối tượng tư vấn nhận kết quả xét nghiệm, tạo sự tin tưởng, có quyết định thay đổi hành vi… Có thể cần có nhiều buổ tư vấn cho một đối tượng.
  • Sự chấp nhận: người tư vấn phải làm thế nào để đối tượng tư vấn cảm thấy được chấp nhận, không bị chê trách, kết án về lối sống, về thói quen khôn lành mạnh, về tình dục, về đạo đức…
  • Dễ tiếp cận: đối tượng được tư vấn có thể gặp được người tư vấn một cách dễ dàng khi họ cần
  • Thông tin cung cấp phải chính xác và nhất quán
  • Tin cậy và bí mật

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*