Khái niệm và nội dung của vận động trị liệu

Khái niệm và nội dung của vận động trị liệu

Vận động thể lực là một nhu cầu sống của con người. Quá trình phát sinh, phát triển hàng triệu năm của loài người trên trái đất đều liên quan đến vận động ( lao động, đi lại). Vận động thể lực ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ mọi hoạt động của cơ thể. Tình trạng hằng định nội môi là một điều kiện cho việc duy trì sức khỏe. Vận động thể lực là một phương pháp để duy trì và tái lập hằng định nội môi tốt nhất,mạnh nhất. Khi vận động có sự huy động của nhiều cơ quan hệ thống cùng một lúc để đảm bảo cho nhu cầu vận động (hô hấp, tim mạch, thần kinh). Đồng thời cũng huy động đến nhiều cơ chế hiệp đồng tự động (có chế điều hòa tuần hoàn giữa các phủ tạng và các cơ, cơ chế điều hòa hô hấp, điều hòa thân nhiệt…).

Đối với các cơ quan vận động thì bản thân sự vận động là điều kiện không thể thiếu được để giũ chức năng bình thường, để hồi phục chức năng sau khi bị thương tổn. Vì vậy dùng vận động để chữa bệnh là có cơ sở khoa học đầy đủ.

  1. Khái niệm
    • Vận động học

Vận động học là một môn học nghiên cứu về các mẫu vận đọngo cuả cơ thể.

  • Vận động trị liệu

vận động trị liệu là môn học áp dụng các kiến thức của vận động học vào trong các công tác điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng.

Vận động trị liệu tạo ra co cơ hiệu quả nhất. Vận động trị liệu ảnh hưởng đến toàn thân nhưng nhìn thấy ảnh hưởng rõ ràng nhất ở cơ quan vận động.

Vận động trị liệu có các hình thức:

  • Vận động thụ động
  • Tập chủ động có trợ giúp
  • Vận động chủ động không có trợ giúp
  • Vận động có kháng trở
  • Tập kéo dãn.
  1. Tác dụng chung của vận động trị liệu
  • Phục hồi tầm hoạt động của khớp, tăng tính mềm dẻo của bao khớp
  • Làm mạnh cơ, tái rèn luyện các cơ bị liệt, bi mất chức năng.
  • Điều hợp các động tác nhờ phát triển các thói quen vận động,. Khi các cơ hoạt động đều có sự phối hợp nếu không sẽ không có sự cử động trong cơ thể. Điều hợp là sự sử dụng đúng các cơ ở một thời điểm đúng và vận dụng lực chính xác theo nhu cầu của động tác.
  • Tạo thuận lợi cho cảm thể thần kin cơ
  • Đề phòng các thương tật thứ cấp.
  • Tạo thuận lợi cho khả năng thăng bằng
  1. Vận động trị liệu chức năng

vận động trị liệu chức năng là các động tác tập gắn liền với các chức năng trong sinh hoạt hàng ngày. Bao gồm:

  • Tập trên nệm
  • Tập trong thanh song song
  • Tập thăng bằng với nạng
  • Tập di chuyển.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*