GÃY KHUNG CHẬU ĐƯỢC NHẬN BIẾT NHƯ THẾ NÀO

Mỗi xương chậu có ổ cối là một thành phần chính của khớp háng. Khung chậu có rất  nhiều cơ bao phủ và hệ thống các  dây chằng rất chắc chắn có nhiệm vụ giữ vững khung chậu, bảo vệ phủ tạng bên trong và là điểm tựa của chi dưới.

I. ĐẠI CƯƠNG:

Khung chậu sẽ  gồm có 2 xương chậu, ở phía sau nối với xương cùng bởi 2 khớp cùng chậu, ở phía trước là bởi khớp mu.

Vì vậy, chấn thương làm gãy khung chậu thường sẽ là chấn thương rất mạnh, phải chú ý đến các tổn thương phối hợp: bụng, ngực, tiết niệu, sinh dục, và làm chảy rấtnhiều máu nên dễ có biến chứng sốc do mất máu, có khi tử vong. Cho nên, việc chăm sóc và điều trị một bệnh nhân gãy khung chậu nặng sẽ vô cùng phức tạp.

II. NGUYÊN NHÂN:

– Bao gồm 3 nhóm nguyên nhân chính:

o Tai nạn giao thông: thường gặp và hay kèm các tổn thương nặng, phức tạp khác.

o Tai nạn lao động:  té ngã từ cao, hoặc bị vật nặng ép vào vùng khung chậu.

o Tai nạn sinh hoạt: thì ít gặp hơn, chủ yếu là chấn thương thể thao như: đua ngựa, nhảy cao…

1) Phân loại:

– Gãy một phần khung chậu : là gãy không hoàn toàn vòng chậu, khung chậu còn được giữ vững ổn định.

– Gãy khung chậu thực sự: là làm cho khung chậu mất vững , không ổn định.

– Gãy khung chậu mà có kèm vỡ ổ cối.

2) Cơ chế chấn thương: – Theo Pennal va Tile coù 3 cơ chế chính:

 APC: ví dụ như “mở quyển sách”, do lực dồn nén từ trước ra sau, hay lực ép ngay giữa khớp mu.  LC : ví dụ như “khép quyển sách”, do lực dồn nén từ một bên hông.

 VS: là do lực xé dọc thẳng đứng. (thường gọi là gãy Malgaigne).

III. TRIỆU CHỨNG:

1. Triệu chứng lâm sàng:

– Triệu chứng gãy khung chậu là : ép  khung chậu đau, bầm máu vùng tầng sinh môn và cánh chậu.

– Khung chậu mất cân xứng:

 Đùi sẽ xoay ngoài, khớp mu dãn rộng (cơ chế APC).

 Đùi sẽ xoay trong (cơ chế LC).

 Ngắn chi nhưng khi đo chiều dài tuyệt đối và tương đối không thấy ngắn. (cơ chế VS). – Vận động khớp háng hạn chế vì đau, do khung chậu mất vững.

– Cần chú ý các triệu chứng tổn thương kèm hoặc biến chứng như sốc, tổn thương niệu đạo, bàng quang, trực tràng…

2. Cận lâm sàng: – chụp X-Quang: khung chậu tư thế thẳng. Trong trường hợp mà khó xác định, chụp X-Quang theo 2 tư thế đặc biệt:

– Để xem rõ phần trước eo chậu ( chéo chậu) nên chụp bình diện mặt, tia chếch 45o từ trên xuống (tư thế “Inlet”).
– Để xem rõ phần sau eo chậu( chéo bịt) nên chụp bình diện mặt, tia chếch 45o từ dưới lên (tư thế “Outlet”).

– CT-Scan: chụp khi có các tổn thương các cơ quan khác kèm theo.

– DSA:làm khi nghi ngờ thương tổn mạch máu kèm và có thể cần làm tắc mạch nếu có.

VI. ĐIỀU TRỊ:

1. Xử trí chấn thương khung chậu tại cấp cứu:

– Chấn thương khung chậu là một chấn thương lớn, lượng máu mất nhiều ( theo H.Willenegger mất trung bình 1.700ml đến tối đa 2.400ml) nên cấp cứu cần tiến hành khẩn trương:

a. Cấp cứu ban đầu là theo thứ tự A – B – C – D – E.

b. Bất động tại chổ nhằm để giảm đau, cầm máu và ngừa sốc chấn thương cho bệnh nhân.

Chú ý: không được vận chuyển bệnh nhân khi đang có choáng hoặc chưa phòng choáng bằng bất động và giảm đau. Có thểsẽ  bất động bệnh nhân bằng nẹp vải, hoặc bằng tấm drap quấn quanh vùng chậu. Cần đặt sonde tiểu ngay trước khi bất động.

c. Giảm đau.

d. Xử lý các thương tổn kèm: bao gồm

– Sốc chấn thương là do mất nhiều máu và đau. Cần bồi phụ hoàn dịch và máu, dự phòng có thể gây tê vào cánh chậu với 100-200ml Novocain 0,25%, hoặc Lidocain 0,25%.

– Vỡ bàng quang trong và hoặc ngoài phúc mạc.

– Đứt niệu đạo sau..

– Thủng trực tràng.

– Tổn thương mạch máu vùng chậu cần hồi sức tích cực nhưng huyết áp vẫn tụt và Hematocrite thấp, và cần đặt cố định ngoài và sẽ làm DSA tắc mạch ( T.A.E, nếu huyết áp tối đa ≥ 80mmHg).

– Gãy hở : cần chú ý các trường hợp có vỡ niệu đạo, thủng trực tràng đều được xem là gãy hở.

2. Điều trị gãy xương chậu: Cần phải ưu tiên điều trị trước các biến chứng và tổn thương đi kèm. Tùy theo độ vững của khung chậu, mà các tổn thương đi kèm và biến chứng mà lựa chọn các phương pháp điều trị :

– Nằm nghỉ tại giường 2-4 tuần như Xoay trở để chống loét: khi khung chậu còn tương đối vững, xương di lệch ít, bệnh nhân không đau nhiều khi xoay trở .

– Nằm võng: để điều trị toác khớp mu. Nằm võng để ép khớp mu lại và giữ 4-6 tuần .

Toác khớp mu

– Kéo liên tục qua lồi cầu xương đùi mục đích Để kéo một bên cánh chậu xuống trong gãy Malgaigne (VS). – Đặt khung cố định ngoài phải tiến hành nhanh, có thể ở cấp cứu hoặc ở phòng mổ.

 Khung Gantz: Mục đích là cầm máu nhờ ép các mặt gãy lại. Chỉ dùng khung nầy ở trong cấp cứu để cầm máu, chống sốc.

Ưu điểm:đặt nhanh và không gây vướng khi cần phẫu thuật vùng bụng.

Khuyết điểm: khung không vững chắc  không nắn hết di lệch.

 Khung hình chữ nhật :
Khung  nắn chỉnh được, có thể nắn sửa xương. Khung chậu cố định ngoài vững hơn, giúp bệnh nhân xoay trở dễ dàng, ngồi dậy sớm. Khuyết điểm của khung  không đặt được khi có gãy cánh chậu, gây vướng ở phần bụng. Có thể nhiễm trùng chân đinh  sự nắn chỉnh cũng tương đối.

– Kết hợp xương:

– Chỉ định khi cố định ngoài không đạt yêu cầu, trong trật khớp cùng chậu và toác khớp mu nhiều chỗ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*