CHUYÊN ĐỀ BỎNG

Bỏng ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao. Có thể có tổn thương khác phối hợp, tùy thuộc vào loại bỏng, chẳng hạn như hít phải hơi nóng. Trẻ em sống sót có thể bị tàn tật và sang chấn tâm lý do đau đớn và nằm viện kéo dài.

1.Đánh giá

Bỏng có thể một phần hay toàn bộ. Bỏng sâu có thể phá hủy toàn bộ bề dày của da và da không thể phục hồi được. Hãy hỏi hai câu hỏi:

Độ sâu của bỏng là bao nhiêu?

  • Bỏng sâu có màu đen hoặc trắng, thường khô, không có cảm giác và không đàn hồi
  • Bỏng nông có màu hồng hoặc đỏ, phồng rộp hoặc ẩm ướt và đau
  • Diện tích của bỏng là bao nhiêu?
  • Sử dụng biểu đồ diện tích bề mặt cơ thể theo độ tuổi bên dưới.
  • Có thể sử dụng lòng bàn tay của đứa trẻ để ước tính diện tích bị bỏng. Một bàn tay của trẻ tương đương khoảng 1% tổng diện tích bề mặt cơ thể.

2.Điều trị

„ Nhập viện tất cả trẻ bị bỏng > 10% bề mặt cơ thể; bỏng ở mặt, bàn tay, bàn chân, vùng chậu và khớp; những trẻ ở xa và không thể điều trị ngoại trú.

„ Ban đầu, bỏng là vô trùng. Tập trung vào việc điều trị sẽ làm vết thương mau lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.

„ Xem xét xem trẻ có tổn thương đường hô hấp do hít phải khói không

  • Nếu có bằng chứng của suy hô hấp, cung cấp oxy  và đảm bảo các đường thở được an toàn bằng cách theo dõi thường xuyên. Thông báo cho bác sĩ gây mê nếu có nguy cơ tắc nghẽn đường thở.
  • Bỏng mặt nặng và tổn thương đường hô hấp do hít có thể cần đặt nội khí quản sớm hoặc mở khí quản để ngăn ngừa hoặc điều trị tắc nghẽn đường thở.

„ Hồi sức dịch là cần thiết nếu bỏng > 10% bề mặt cơ thể. Sử dụng Ringer‘s lactate hoặc normal saline với glucose 5%; để duy trì, sử dụng Ringer‘s lactate với glucose 5% hoặc half–normal saline với glu- cose 5%.

  • 24 giờ đầu tiên: tính toán dịch nhu cầu bằng cách cộng nhu cầu dịch cơ bản và lượng dịch thêm vào để cấp cứu (tương đương với 4 ml/kg cho mỗi 1% bề mặt bị bỏng).

„ Một nửa lượng dịch truyền trong 8 giờ đầu tiên và phần còn lại truyền trong 16 giờ kế.

Ví dụ: bé 20 kg với một vết bỏng 25%:

Tổng dịch trong 24 giờ đầu = (60 ml/giờ × 24 giờ) + 4 ml × 20 kg × 25% bỏng

= 1.440 ml + 2.000 ml

= 3.440 ml (1.720 ml trong 8 giờ đầu tiên)

  • 24 giờ kế tiếp: cho một nửa đến ba phần tư dịch nhu cầu trong ngày đầu tiên.
  • Theo dõi sát khi cho truyền dịch cấp cứu (mạch, hô hấp, huyết áp và lượng nước tiểu), tránh quá tải tuần hoàn.
  • Truyền máu khi thiếu máu hoặc bị bỏng sâu để thay thế lượng máu mất

„ Dự phòng uốn ván trong mọi trường hợp

„ Ngăn ngừa nhiễm trùng:

  • Nếu da vẫn còn tương đối nguyên vẹn, rửa sạch bằng dung dịch sát trùng nhẹ nhàng, không làm tổn thương da thêm.
  • Nếu da không còn nguyên vẹn, cẩn thận rửa vết bỏng. Ngoại trừ các vết bỏng nhỏ, rửa tất cả các bóng nước, cắt lọc mô hoại tử trong những ngày đầu.
  • Dùng thuốc sát trùng hoặc kháng sinh tại chỗ (lựa chọn tùy khả năng, bao gồm: nitrat bạc, sulfadiazine bạc, tím gentian, betadine và thậm chí đu đủ nghiền). Rửa và băng vết thương hàng ngày.
                                      THUỐC TRỊ BỎNG CHỨA THÀNH PHẦN BẠC KHÁNG KHUẨN
  • Những vết bỏng nhỏ và bỏng ở những khu vực khó che phủ có thể điều trị bằng cách để hở, giữ sạch sẽ và khô ráo.

„ Điều trị nhiễm trùng thứ phát nếu có

  • Nếu có bằng chứng của nhiễm trùng tại chỗ (mủ, có mùi hôi hoặc viêm mô tế bào), điều trị với amoxicillin (15 mg/kg đường uống ba lần một ngày) cộng với cloxacillin (25 mg/kg uống bốn lần một ngày). Nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết, sử dụng gentamicin (7,5 mg/kg tiêm mạch hoặc tiêm bắp một lần một ngày) cộng với cloxacillin (25– 50 mg/kg tiêm mạch hoặc tiêm bắp bốn lần một ngày). Nếu nghi ngờ nhiễm trùng bên dưới vảy, loại bỏ các vảy.

„ Giảm đau

Giảm đau trước khi thực hiện thủ thuật như thay băng.

  • Uống paracetamol (10–15 mg/kg mỗi 6 giờ), hoặc tiêm mạch thuốc giảm đau (tiêm bắp gây đau) như morphine sulfate (0,05–0,1 mg/kg tiêm mạch mỗi 4 giờ) nếu đau nhiều.

„ Tiêm phòng uốn ván

  • Nếu chưa chủng ngừa, chích globulin miễn dịch uốn ván
  • Nếu đã chích ngừa, chích thêm một mũi ngừa uốn ván

„ Dinh dưỡng

  • Bắt đầu cho ăn càng sớm càng tốt trong 24 giờ đầu tiên.
  • Trẻ em phải nhận được một chế độ ăn giàu calo có chứa đầy đủ pro- tein, vitamin và chất sắt bổ sung (bỏ qua sắt ban đầu trong suy dinh dưỡng nặng).
  • Trẻ em bị bỏng sâu rộng cần khoảng 1,5 lần lượng calorie bình thường và 2–3 lần so với nhu cầu protein bình thường.
  • Bỏng gây co rút: vết sẹo trên mặt gấp thường co rút. Điều này xảy ra ngay cả khi điều trị một cách tốt nhất (và gần như luôn luôn xảy ra nếu điều trị kém).
    • Phòng ngừa co rút bằng cách vận động thụ động ở những vùng có liên quan và bằng nẹp mặt gấp để giữ cho căng Nẹp bằng thạch cao Paris. Nẹp chỉ nên đeo vào ban đêm.
  • Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
    • Nên bắt đầu và tiếp tục trong suốt quá trình chăm sóc bỏng
    • Nếu trẻ phải nằm viện kéo dài, đảm bảo trẻ có đồ chơi và được chơi đùa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*