Chỉ số APGAR trong y học gia đình

Chỉ số APGAR trong y học gia đình

  1. Khái niệm

Chỉ số APGAR là một hệ thống thang điểm sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của người trưởng thành về sự hỗ trợ của gia đình.

  1. Nội dung

Chỉ số APGAR đánh giá sự hài lòng của người bệnh về việc thể hiện trách nhiệm của gia đình, thể hiện quan điểm của cá nhân người bệnh về gia đình, mức độ chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.

  • A: sự thích nghi: đánh giá mức độ hài lòng về khả năng của gia đình trong việc sữn sàng chia sẻ nguồn lực sẵn có, tiềm tàng của gia đình.
  • P: sự cộng tác: chía sẻ các quyết định, lượng giá mức độ hài lòng trong việc giái quyết các vấn đề bằng giao tiếp
  • G: sự phát triển thể chất và tinh thần: đánh giá mức độ hài lòng về sự chấp nhận và sự ủng hộ của gia đình trong việc tự do thay đổi.
  • A: tình cảm: đánh giá mức độ hài lòng về mức độ thân mật, chia sẻ cảm xúc giữa các thành viên trong gia đình.
  • R: giải quyết, phân tích: đánh giá mức độ hài lòng về sự tận tụy của các thành viên trong gia đình.
  1. Cách đo lường chỉ số APGAR
  • Bao gồm các câu hỏi khẳng định về một khía cạnh của nội dung cần đánh giá
  • Mỗi câu được luownggj giá ở ba mức độ: luôn luôn, thỉnh thoảng, hiếm khi tương ứng với thang điểm 2, 1 và 0.
  • Cần hỏi ít nhất hai thành viên trong mỗi gia đình của người bệnh.
  • Đánh giá dựa trên tổng điểm: 8-10 điểm gia đình cps gắn kết tốt; 4-7 điểm: gia đình có mối gắn kết không tốt và 0-3 điểm gia đình rời rạc mấu thuẫn.

STT

Nội dung các câu đánh giá

Mức độ đạt

2 1 0
A Tôi hài lòng vì tôi có gia đình giúp đỡ khi tôi gặp rắc rối
P Tôi hài lòng với cách gia đình tôi nói với tôi một việc gì đó và chia sẻ các vướng mắc với tôi
G Tôi hài lòng với cách gia đình chấp nhận và ủng hộ những mong ước của tôi, để tôi có các hoạt động và phương hướng mới trong cuộc sống
A Tôi hài lòng với cách gia đình biểu hiện tình cảm và đồng cảm với cảm xúc của tôi như tức giận, lo buồn và yêu thương
R Tôi rất hài lòng với cách mà gia đình chia sẻ thời gian cho tôi
  1. Áp dụng chỉ số APGAR
  • Khi gia đình trực tiếp chăm sóc bệnh nhân
  • Khi bệnh nhân có các triệu chứng biểu thị về rối loạn tâm thần như thường xuyên đau đầu, lo lắng, trầm cảm, mất ngủ
  • Trong trường hợp bệnh nhân khó, ít hợp tác
  • Bệnh nhân có khó khăn về giới và hôn nhân
  • Bệnh nhân lạm dụng rượu và thuốc
  • Bệnh nhân có bằng chứng về bị lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục đối với vợ và con cái.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*