Cấu trúc lớp thượng bì của da

Thượng bì là phần ngoài cùng của da và có 4 lớp, riêng lòng bàn tay, bàn chân có 5 lớp

  1. Lớp đáy

Là lớp sâu nhất của thượng bì, có nhiệm vụ sản xuất các tế bào mới để thay thế các tế bão đã bị maqats đi trong quá trình bong vảy sinh lý hoặc bệnh lý, lớp đáy gồm:

  • Màng đáy: là màng tiếp giáp giữa thượng bì và trung bì. Đây là màng liên kết đầu tiên của thượng bì. Về phương diện hóa học thì bản chất của màng đáy giống hệt như các sợi và tổ chức liên kết của trung bì.
  • Tế bào đáy: là một lớp tế bào nằm thẳng góc trên màng đáy, tế bào hình trụ thiết diện gần như hình tứ giác có khi hẹp ở trên, có khi hẹp ở dưới, cá tế bào đứng sát nhau và dính với nhau bằng các cầu nối bào tương. Nhân tế bào hình bầu dục hoặc dìa chưa nhiều chất nhiễm sắc, nguyên sinh chất to.
  • Trên màng đáy còn có các tế bào hắc tố có nguồn gốc thần kinh, chúng có khả anwng tổng hợp sắc tố melanin. Khi nhuộm muối bác thấy tế bào có nhiều nhánh tương bào dài, trong bào tương có những hạt sắc tố đen.
  1. Lớp gai

Kế tiếp theo lớp đáy là lớp gai, còn gọi là lớp Malpighi. Lớp này bao gồm tế bào đã trưởng thành, tế bào có hình đa diện xếp thành nhiều lớp tế bào, thường có từ 5 đến 12 hàng tế bào làm thành một lớp mềm như màng nhầy nên còn gọi là lớp nhầy.

Càng về phía nông các tế bào càng dẹt dần, nguyên sinh chất sáng, nhân to và rất hoạt động. Trong nguyên sinh chất có những cầu nối tương bào đi từ tế bào này qua tế bào khác làm cho các tế bào lớp nhầy liên kết chặt chẽ với nhau. Những cầu nối tương bào là do nguyên sinh chất liên kết lại với nhau chứ không phải do tổ chức liên kết cấu tạo nên, các sợi này thường đi thẳng góc với các tế bào.

Các tế bào gai cũng có khả năng sinh sản bằng cách gián phân. Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều mạnh mẽ và liên tục.

  1. Lớp hạt

Lớp hạt ở phái trên lớp gai, có từ 3 đến 4 hầng tế bào, có khi dày khi mỏng tùy theo vị trí của da, ở những vùng da có lớp sừng dày thì lớp hạt cũng dày. Các tế bào lớp hạt dẹt, hình thoi nhân sáng lỗ chỗ và đang bắt đầu hư biến, nguyên sinh chất chưa nhiều hạt lóng lánh gọi là keratohyalin tạo bằng một hỗn hợp mỡ và lipid.

  1. Lớp sáng

Có thể coi như lớp sừng đầu tiên, ở đó có hiện tượng nhiễm keratin rất mạnh. Nhìn chung các tế bào lớp này rất dẹt, sáng lóng lánh, nhân tế bào sáng và dẹt hẳn lại, nguyên sinh chất cũng ít. Người ta chỉ phân biệt được những sợi thượng bì còn các cơ cấu khác không phân biệt được.

Quá trình biến đổi vủa thượng bì từ lớp đáy đến lớp sừng khoảng 3 đến 4 tuần. Trong bệnh vảy nến quá trình biệt hóa nhanh hơn.

  1. Lớp sừng

Lớp sừng là lớp ngoài cùng của da, dày hay mỏng tùy theo vị trí của da trên cơ thể, chỗ nào cọ sát, tì đè nhiều thì dày, cọ sát ít thì mỏng. Các tế bào lớp sừng dẹt, nhân bị biến mất và chỉ còn lại vỏ ngoài nhiễm keratin, trong đó có chất protid. Các tế bào lớp sừng không còn liên kết chặt chẽ với nhau như ở các lớp dưới, nó dễ dàng bong đi trong quá trình bong vảy sinh lý.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*