CẤP CỨU ĐA CHẤN THƯƠNG DƯỚI CÁI NHÌN KHÁCH QUAN

Đa chấn thương coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cấp cứu bệnh nhân đa thương là một thách thức cho bác sĩ cấp cứu hơn là cấp cứu bệnh nhân chấn thương nặng.

I. Đại cương:

Xử trí cấp cứu bệnh nhân đa chấn thương là một phức hợp đòi hỏi:

+ Kiến thức chuyên môn.

+ Khả năng đánh giá, phán đoán chính xác, sâu sắc và kinh nghiệm.

+ Kỷ năng cấp cứu thành thạo.

+ Xử trí quyết đoán. Đa số các bệnh nhân đa thương là những người trẻ, có triển vọng sống bình thường với chất lượng sống tốt nếu được cứu sống. Bác sĩ cấp cứu sẽ giữ vai trò quyết định, tiến hành cấp cứu mạng sống đồng thời xác định chẩn đoán và hồi sức cấp cứu chấn thương. Cấp cứu đa chấn thương đòi hỏi phải  nhiều người làm việc theo nhóm với cùng một mục đích. Đầu tiên sẽ là giai đoạn cấp cứu trước bệnh viện với vai trò của “paramedic” và các toán cấp cứu chấn thương, sau đó qui trình tiếp nhận, và tiếp cận và xử trí ban đầu, tiếp đến là hồi sức, phẫu thuật cấp cứu, và điều trị tích cực, sau cùng là xác định tình trạng để chuyển chuyên khoa điều trị.

II. Nguyên nhân:

Chấn thương gây đa thương thường là các chấn thương nghiêm trọng, hay gặp trong các tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, tai nạn lao động, tai nạn hàng loạt, trong các thảm họa do thiên nhiên, môi trường và cả do con người gây ra.

III. Chẩn đoán:

1. Cơ chế chấn thương: Khai thác tốt được cơ chế chấn thương sẽ cấp cứu bệnh nhân hiệu quả qua phát hiện và đánh giá đầy đủ các thương tổn. Từ đó lượng giá tình trạng bệnh nhân đúng mức và kịp thời xử trí cấp cứu hiệu quả.

2. Một số thang điểm đánh giá trong chấn thương:

Thang điểm chấn thương (R.I.S.:Revised Trauma Score)

3. Chẩn đoán lâm sàng:

Bệnh nhân phải được cởi bỏ hoàn toàn y phục để khám và đánh giá kỹ từ đầu đến chân, đảm bảo không bỏ sót thương tổn.

Khai thác bệnh sử cần xác định được thời gian, địa điểm, trường hợp, tình huống xảy ra chấn thương cũng như cơ chế chấn thương.

Nhanh chóng đánh giá mức độ ưu tiên của bệnh nhân theo A, B, C, D, E và thành lập các thang điểm chấn thương như trên (trong đó thang điển I.S.S. được quan tâm nhiều nhất), đồng thời ước lượng số máu mất do chấn thương.

4. Chẩn đoán cận lâm sàng:

4.1. Các xét nghiệm thường qui: + Công thức máu, thể tích huyết cầu (Hct), huyết sắc tố (Hb). + Nhóm máu, phản ứng chéo. + Đường huyết. + Khí máu. + Điện giải đồ. + Phân tích nước tiểu. + Thử thai (ở bệnh nhân nữ). + BUN, Creatitine.

4.2. Cận lâm sàng đặc trưng: + ECG monitor. + Siêu âm bụng. + Siêu âm tim. + Chụp X quang: cột sống, cột sống cổ, ngực, chậu, …. + Chụp cắt lớp điện toán (CT), cắt lớp điện toán đa lớp cắt (MSCT). + Nội soi chẩn đoán.

IV. Xử trí:

Cấp cứu đa thương, tiếp cận với bệnh nhân đa chấn thương cần liên tục theo dõi, đánh giá và xử trí kịp thời, hiệu quả.

4.1 . Cấp cứu mạng sống:

 Xử trí khẩn cấp các vấn đề đe doạ tính mạng.

 Chuẩn bị bệnh nhân nhập viện ngay.

 Đảm bảo đường thở.

 Hỗ trợ hô hấp

 Kiểm soát hoạt động tuần hoàn (tim mạch).

 Cầm máu (các chảy máu ngoài).

 Đánh giá tri giác (thần kinh, thang điểm Glassgow).

 Đánh giá có choáng hay không. + Choáng chấn thương: chủ yếu là choáng mất máu (choáng giảm thể tích). + Hồi sức chống choáng: dung dịch tinh thể, dung dịch keo, máu và chế phẩm máu, … * Hồi sức bệnh nhân đa thương có choáng Cấp cứu bệnh nhân đa thương chưa có choáng

4.2 . Đánh giá, xử trí ban đầu trong đa chấn thương:

 Đảm bảo thông khí và làm ngưng chảy máu ngoài (Oxy 100%).

 Khảo sát dấu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, tri giác.

 Lập đường truyền tỉnh mạch (2-3 đường): điện giải ; dịch tinh thể; máu;…  Cởi áo quần ngoài: khám từ đầu đến chân.

 Lấy máu xét nghiệm: huyết đồ, khí máu, phản ứng chéo, nhóm máu, đường huyết, điện giải đồ; phân tích nước tiểu.

 Theo dõi bằng oxymeter và ECG monitor.

 Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (C.V.P).

 Đặt sonde dạ dày (nếu không chống chỉ định).

 Đặt thông tiểu (nếu không chống chỉ định).

 Siêu âm bụng.

 Siêu âm tim.

 Chọc dò, chọc rửa ổ bụng (ponction lavage).

 X-quang: cột sống cổ, ngực, chậu, chi, …

 Nội soi chẩn đoán.

 Chụp cắt lớp điện toán (CT), chụp cắt lớp điện toán đa lớp cắt (Multislices CT.)

4.3 . Đánh giá lại:

 Khám xét toàn thân kỹ lưỡng để không sót thương tổn.

 Khai thác bệnh sử và tiền sử (AMPLE): + Dị ứng (A: Allergies). + Thuốc (M: Medication). + Tiền sử bệnh lý (P: Past Medical History). + Giờ ăn uống gần nhất (L: Time of last food or drink). + Các liên quan đến thương tổn (E: Events and evironment related to injury).

5 Xử trí cấp cứu các tổn thương thực thể:

 Chấn thương ngực.

 Tràn dịch màng phổi áp lực.

 Chèn ép tim.

 Xuất huyết nội.

 Chấn thương đầu.

 Chấn thương vùng cổ.

 Đụng dập cơ tim.

 Dập phổi.

 Rách động mạch chủ.

 Chấn thương cột sống.

 Gãy xương.

 Hội chứng vùi lấp.

 Chấn thương bụng.

 Chấn thương niệu – sinh dục.

* Cần cân nhắc chỉ định phẩu thuật cấp cứu: Thời điểm, thời gian mổ, kỷ thuật mổ và thứ tự ưu tiên giải quyết phẩu thuật cấp cứu. * Các trường hợp khẩn cấp cần hồi sức ngay trên bàn mổ và tiến hành phẩu thuật cấp cứu mạng sống. V

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*