Cách lựa chọn phương pháp hóa trị liệu bệnh ung thư phù hợp t

Hoá trị liệu ung thư

1. Giới thiệu về hóa trị liệu ung thư:

Hoá trị liệu ung thư

Hoá trị liệu ung thư.

  • Hoá trị ung thư là phép điều trị ung thư sử dụng các thuốc chống ung thư. Những thuốc này thường được dùng như là một phần của đa trị liệu, cùng với phẫu thuật và/hoặc xạ trị nhằm đạt được và duy trì sự lui bệnh. Quá trình điều trị này thường lâu dài, các thuốc được sử dụng đơn độc hay kết hợp vào giữa các đợt tấn công hay trong chu trình điều trị, và phần lớn phụ thuộc vào loại và đặc điểm của khối u.
  • Việc giám sát bệnh nhân diễn ra trong suốt quá trình điều trị nhằm ghi nhận đáp ứng điều trị hoặc diễn tiến của bệnh, và mục tiêu điều trị theo đó được điều chỉnh cho phù hợp.
  • Theo truyền thống, hoá trị ung thư thực hiện theo các hướng dẫn điều trị được đưa ra bởi các chuyên khoa lâm sàng phù hợp, chẳng hạn, các tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị và theo dõi được đưa ra bởi Hiệp hội Ung bướu Châu Âu (ESMO- European Society for Medical Oncology). Tuy nhiên, hiện nay người ta nhận thấy các khối u không đồng nhất giữa các bệnh nhân và trên cùng một bệnh nhân, cho nên nỗ lực cá nhân hoá điều trị theo đặc điểm khối u và bệnh nhân đang được nghiên cứu và đưa vào thực hành. Sinh học phân tử và các kĩ thuật chẩn đoán như chụp cộng hưởng từ (MRI), và chụp cắt lớp phát xạ (PET) đã cho thấy một loạt các dấu ấn sinh học có thể dùng như các chỉ số tiên lượng. Các chỉ số tiên lượng, chỉ số giúp dự đoán sự sống của bệnh nhân sau một đặc trị, có giá trị nhất định trong việc lựa chọn công thức điều trị cho bệnh nhân bao gồm cả các điều trị chuẩn và các thuốc chống ung thư mới trong các thử nghiệm lâm sàng. Chúng cũng giúp xác định sự cần thiết phối hợp thêm các điều trị khác như xạ trị.

2. Thời điểm của hoá trị liệu:

  • Mục đích của hoá trị liệu là đem lại sự lui bệnh, tức là, loại trừ hoàn toàn bệnh trong ít nhất 1 tháng. Thách thức của trị liệu ung thư là ngăn chặn sự tái phát có thể xảy ra ở tại chỗ hoặc ở khoảng cách xa (di căn) so với khối u nguyên phát. Để giải quyết vấn đề này, các chiến lược bổ sung được áp dụng trước hoặc theo sau đợt lui bệnh.

Vì vậy, hoá trị liệu được phân loại theo thời điểm như sau:

  • Hoá trị cảm ứng (Induction chemotherapy): là phép điều trị khởi đầu nhằm mục đích làm giảm tế bào ung thư đáng kể, và lý tưởng là đạt được lui bệnh hoàn toàn. Kết quả của hoá trị cảm ứng có thể là 1 đáp ứng hoàn toàn- bệnh biến mất trong 1 tháng; đáp ứng 1 phần- thể tích khối u giảm 50% hoặc hơn; bệnh ổn định – thể tích khối u giảm dưới 50% và không phát sinh ở vị trí mới trong vòng ít nhất 1 tháng; hoặc bệnh tiến triển – thể tích khối u tăng 25% hoặc hơn, hoặc có bằng chứng bệnh phát sinh ở vị trí mới.
  • Hoá trị củng cố/ tăng cường (consolidation/ intensification chemotherapy): Quản lý sự lui bệnh sau đợt lui bệnh ban đầu để kéo dài thời gian không có bệnh và thời gian sống. Trong khi hoá trị củng cố sử dụng cùng các thuốc như bước hoá trị cảm ứng tạo được sự lui bệnh, liệu pháp tăng cường sử dụng các thuốc không đề kháng chéo với hoá trị cảm ứng.
  • Hoá trị bổ trợ (adjuvant chemotherapy): được đưa ra tiếp theo điều trị tại chỗ như phẫu thuật hoặc xạ trị, được dùng để điều trị bệnh ở mức độ vi thể và ngăn ngừa tái phát tại chỗ.
  • Hoá trị tân bổ trợ (neoadjuvant chemotherapy): được đưa ra trước khi điều trị tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, chẳng hạn làm nhỏ khối u trước phẫu thuật.
  • Hoá trị duy trì (maintenance chemotherapy): hoá trị với liều thấp, kéo dài được thực hiện trên các bệnh nhân ngoại trú hoặc ngoài cộng đồng để kéo dài thời gian lui bệnh và đạt được mục tiêu điều trị.

3. Các giai đoạn của ung thư nên được điều trị như thế nào?

Để xác định giai đoạn ưng thư chúng ta dựa trên kết quả cận lâm sàng như: 

  • X-quang ngực / CT Scan/ MRI não để phát hiện di căn não nếu có.
  • Sinh thiết hạch.
  • PET, xạ hình xương để phát hiện di căn xương.

Lựa chọn phương pháp hóa trị liệu phù hợp với từng giai đoạn ung thư:

  • Giai đoạn 1-2: Phẫu thuật cộng với hoá trị bổ trợ và /hoặc hóa trị tân bổ trợ. Đối với các khối u không thể phẫu thuật: xạ trị điều trị.
  • Giai đoạn 3: Cảm ứng hóa trị liệu cộng với phẫu thuật cắt bỏ. Đối với các khối u không thể phẫu thuật,  hóa trị với các thuốc chứa Platinum (như cisplatin) cộng với xạ trị lồng ngực.
  • Giai đoạn 4: Hóa trị phối hợp các thuốc chứa Platinum kéo dài sự sống, cải thiện chất lượng cuộc sống và kiểm soát các triệu chứng.

Đánh giá đáp ứng: Bắt buộc sau hai hoặc ba chu kỳ hóa trị sau khi lặp lại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Theo dõi: Tiền sử và khám thực thể mỗi 4 tháng trong 2 năm đầu và mỗi 6 tháng cho các năm tiếp theo.

Giá sản phẩm: Liên hệ(Giá sỉ lẻ rẻ nhất Việt Nam)

Liên hệ mua thuốc tại:

Nhà thuốc Online

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*