các thể lâm sàng viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc có thể thấy hiện đang là một trong những bệnh đe dọa mù lòa ở loài người hiện tại.

Nhắc đến viêm loét giác mạc nhiều người chỉ nghĩ đơn thuần là một phản ứng viêm loét bình thường của cơ thể, nhưng ở đây vị trí viêm là mắt- cửa sổ tâm hồn vì thế đây là một bệnh không thể coi thường. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nặng nề. Chính vì vậy, biết được những biểu hiện sớm cuả bệnh để đi khám và điều trị là rất cần thiết.

Sau đây, chúng tôi xin đưa ra cái nhìn khái quát dễ hiểu nhất để mọi người có thể hiểu được tầm quan trọng căn bệnh này.

1.. Các thể lâm sàng hay gặp

1.1.. Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh

                                        viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh

— Vi khuẩn này thường sống ở da, ống tiêu hóa, rất hay gặp sau một chấn thương nông nghiệp, đặc biệt vào mùa thu hoạch ( còn gọi là loét giác mạc ngày mùa ) dù chỉ cần 1 xây xát rất nhỏ của biểu mô giác mạc.

— Bệnh diễn biến rất cấp tính, thời gian ủ bệnh từ 2-4 ngày, một số chỉ cần 24h đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng và sau 48h thì đã có hoại tử mủ lan rộng toàn bộ giác mạc và có thể gây thủng giác mạc.

— Sở dĩ bệnh diễn biến cấp tính, PSEUDOMONAS tiết được 2 loại men là collagenase và protease gây phân hủy cấu trúc collagen của giác mạc và thủy phân chỗ gắn liên kết giữa các sợi collagen đó.

— Vì lí do trên mà bệnh có tỉ lệ mù và tỉ lệ bỏ nhãn cầu cao.

— Cho đến nay, 2 loại kháng sinh Gentamycin và Tobramycin vẫn còn tác dụng tốt với vi khuẩn này. Mặc dù vậy nhưng khả năng để lại sẹo lớn và sâu, thậm chí thủng rất cao.

— Tuyên truyền phòng bệnh trong cộng đồng , đặc biệt là người nông dân, có ý thức và biết cách phòng tránh những sang chấn nông nghiệp gây ra là hết sức quan trọng ( đeo kính khi tuốt, gặp, dập lúa ).

1.2.. Viêm loét giác mạc do lậu cầu

                                                 viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ em

— Lậu cầu là một vi khuẩn Gram âm, thường gây bệnh ở đường sinh dục, không lưu hành trong máu. Khi làm nhiễm lậu cầu lên mắt có thể gây bệnh.

— Thời gian ủ bệnh 2-6 ngày, tối đa 7 ngày

— Qúa trình hoại tử diễn ra nhanh chóng, mủ trắng loãng liên tục chảy ra,  có thể gây mù.

— Nhiều ổ loét nhỏ ở giác mạc ngoại vi

— Cơ chế mắc:

+ với trẻ sơ sinh: nếu bị lậu cầu mắt trong thời kì chu sinh ( tuần thai 28 đến 7 ngày sau đẻ), thường bị cả 2 mắt thì nguyên nhân là do mẹ bị lậu sinh dục đã lây sang cho mắt con khi sinh đường dưới. Còn nếu từ ngày thứ 8 trở đi thì lậu cầu mắt trẻ thường do chăm sóc y tế ( dùng chung chậu rửa, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt ở trẻ )

+ trẻ vị thành niên: dùng chung khăn mặt, nước rửa với người lớn bị lậu sinh dục hoặc do đi bơi ở bể bơi công cộng có lậu cầu

+ người lớn: có QHTD với người bị lậu sinh dục

— Chẩn đoán xác định = lâm sàng+ soi tươi. Cần làm soi tươi nhanh khi thấy xuất hiện triệu chứng lâm sàng điển hình: hoại tử kết mạc toàn bộ, nhiều ổ loét nhỏ trên  giác mạc ngoại vi, mủ loãng trắng liên tục chảy ra từ khóe mắt ngoài đuôi mắt.

— Điều trị với lậu cầu mắt thì pennicilin vẫn còn rất nhạy cảm( kết hợp nhỏ liên tục 3-5 phút/lần nông độ 20000 UI/ml + TRUYỀN RỬA ) , một số cần tiêm bắp, tiêm dưới kết mac, kết hợp điều trị lậu sinh dục.

— Công tác phòng bệnh luôn luôn được đề cao.

2.. Ngoài ra còn nhiều thể gây viêm loét giác mạc khác như : viêm loét giác mạc do Herpes simplex, do nấm, khô nhuyễn giác mạc..

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*