Các bài thuốc chữa viêm cầu thận cấp tính theo y học c??

Theo y học cổ truyền, viêm cầu thận cấp tính là một bệnh được miêu tả trong chứng phù thũng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do cảm nhiễm phong tà, thuỷ thấp, thấp nhiệt làm rối loạn chức năng thông điều thuỷ đạo của phế khí, tỳ không vận hoá được thuỷ thấp, thận không khí hoá bàng quang gây ứ thuỷ dịch lại trong cơ thể gây ra phù thũng.

Theo y học cổ truyền, viêm cầu thận cấp tính là một bệnh được miêu tả trong chứng phù thũng.
Dưới đây giới thiệu các thể lâm sàng của bệnh và các bài thuốc chữa theo từng thể.

1. Do phong tà:

Gặp trong viêm cầu thận dị ứng do lạnh, do viêm nhiễm.
  • Triệu chứng: phù mặt, phù nửa người trên, sau đó phù toàn thân, có sốt, gai rét, tiểu ít, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù.
  • Phương pháp chữa: tuyên phế phát hãn, lợi niệu.
  • Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: cam thảo đất: 20g, bông mã đề: 20g, lá tía tô: 12g, cát căn: 12g, hành tâm: 12g, lá chanh: 10g, lá tre: 8g, gừng tươi: 2g. Sắc uống 1 thang/ngày.
Bài 2: bài “Việt tỳ thang gia giảm” gồm: thạch cao: 20g, sa tiền: 16g, ma hoàng: 12g, bạch truật: 12g, đại táo: 12g, mộc thông: 8g, gừng: 6g, cam thảo: 6g, quế chi: 6g. Sắc uống 1 thang/ngày.
Ngoài ra có thể phối hợp châm tại các huyệt ngoại quan, liệt khuyết, âm lăng tuyền, khí hải, phục lưu, túc tam lý, hợp cốc.

2. Do thuỷ thấp:

Thường gặp trong trường hợp viêm cầu thận bán cấp.
  • Triệu chứng: sốt nhẹ, tiểu tiện ít, phù toàn thân, rêu lưỡi dày, mạch trầm hoãn đới sác.
  • Phương pháp chữa: thông dương lợi thấp.
  • Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: bồ công anh: 20g, kim ngân: 20g, mã đề: 12g, ngũ gia bì: 8g, quế chi: 8g, vỏ quýt: 8g, vỏ rễ dâu: 8g, vỏ cau khô: 8g, vỏ gừng: 6g. Sắc uống 1 thang/ngày.
Bài 2: bài “Ngũ linh tán” gồm: bạch truật: 12g, phục linh: 12g, trạch tả: 12g, trư linh: 8g, quế chi: 8g.
Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt đã nêu trên.

3. Do thấp nhiệt:

Thường gặp trong các trường hợp viêm cầu thận cấp do mụn nhọt gây dị ứng nhiễm trùng.
  • Triệu chứng: khát nhiều, phù toàn thân, khó thở, bụng đầy tức, da cơ viêm nhiễm, tiểu đỏ ít, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải thấp, trục thuỷ.
  • Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: mã đề: 30g, rễ cỏ tranh: 20g, thổ phục linh: 20g, cỏ mần chầu: 20g, lá cối xay: 20g.
Bài 2: bài “Đạo xích tán gia giảm” gồm: bồ công anh: 20g, rễ cỏ tranh: 20g,sinh địa: 12g, mộc thông: 12g, hoàng bá: 12g, hoàng cầm: 12g, lá tre: 6g, cam thảo: 4g.
Bài 3: Dùng trong trường hợp phù nặng, gồm: đình lịch tử: 10g, hắc sửu: 6g, quế: 4g, đại hồi: 4g, diêm tiêu: 2g. Đem tán thành bột uống 4-8g/ngày.
Bài 4: bài “Châu sa hoàng gia giảm” gồm: mộc hương: 10g, thanh bì: 10g, cam toại: 6g, nguyên hoa: 6g, đại kích: 6g, hắc sửu: 6g, trần bì: 6g, tân lang: 6g, khinh phấn: 4g. Đem tán thành bột uống 4-6g/ngày. Trường hợp đái ra máu thì thêm bạch mao căn: 20g, tiểu kế: 16g, sinh địa: 16g; hoặc huyết áp cao thì thêm cúc hoa: 12g, mạn kinh tử: 12g, câu đằng: 16g, hoàng cầm: 12g.
Ngoài ra có thể phối hợp châm huyệt thủy phân, khúc trì, hợp cốc, tam tiêu du, âm lăng tuyền, phục lưu…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*