Bức xạ hồng ngoại

Bức xạ hồng ngoại

  1. Khái niệm

Hồng ngoại là những bức xạ có bước sóng từ 750 đến 350.000 nm. Khả năng xuyên sâu 3 mm.

  1. Nguồn gốc

Bất cứ vật nóng nào cũng đều phát ra tia hồng ngoại: mặt trời, khí nóng, than đá…

  • Nguồn gốc tự nhiên: ánh sáng mặt trời có khoảng 49% lượng bức xạ hồng ngoại, nhưng lượng bức xạ hồng ngoại này không hằng định mà  còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, mùa, thời gian trong ngày…
  • Nguồn nhân tạo:

Đền điện trở trần: dây điện trở để trần, cuốn lên lõi sứ hay đất chịu lửa. Khi có dòng điện, dây điện nóng lên (nhiệt độ có thể tới 500 -700 độ C) bức xạ ra tia hồng ngoại và ánh sáng màu đỏ. Loại đèn này hiện nay ít dùng.

Đèn dây tóc: vỏ thủy tinh bao bọc lấy lõi bằng dây toac. Công suất 250-500U, phát ra tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy.

  1. Tác dụng
  • Trên tuần hoàn: làm giãn mạch, đỏ da, tăng tuần hoàn, tăng dinh dưỡng, tăng chuyển hóa. Đỏ da xuất hiện ngay say khi chiếu và hết nhanh sau khi ngừng chiếu (cơ chế tán nhiệt). Bức xạ hồng ngoại đưa nhiệt vào sâu khoảng 3 mm, nơi có nhiều mao quản nhỏ, mạch máu nhỏ, các đầu mút thần kinh, mạch bạch huyết và tuyến mồ hôi, do đó làm phát tán nhiệt đi khắp cơ thể, tăng bài tiết mồ hôi tăng quá trình thẩm thấu.
  • Trên hệ thần kinh: bức xạ hồng ngoại có tác dụng giảm đau do nó tác động lên mạng lưới thần kinh trong da, làm tăng ngưỡng cảm giác đau, làm dẫn truyền cảm giác đau chậm lại, đồng thời còn tạo sự giãn nghỉ qua cung phẩn xạ , làm mề cơ và thư giãn thần kinh.
  • Chống viêm: bức xạ hồng ngoại làm tăng quá trình thực bào do tăng bạch cầu tại chỗ, nên có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn.
  • Khôi phục các mô tổn thương: bức xạ hồng ngoại thúc đẩy quá trình lên da non, kích thích tổ chức hạt phát triển, kích thích lành vết thương. do đó làm cho vết thương nhanh hồi phục
  1. Chỉ định của tia hồng ngoại
  • Các trường hợp đau do co thắt cơ, đau sau chấn thương, đau do ứ trệ tuần hoàn, thoái hóa, sau bất động… (đau lưng, đau vai gáy, đau thần kinh tọa…)
  • Chống viêm: các loại viêm bán cấp và mãn tính: viêm gân cơ, viêm khớp, thoái hóa khớp…
  • Các trường hợp giảm tuần hoàn ngoại vi, tay chân lạnh cóng, hội chứng Raynau…
  • Làm mềm cơ trước khi xoa bóp, vận động
  • Các vết thương vết loét lâu liền
  1. Chống chỉ định của tia hồng ngoại
  • Sốt cao suy kiệt, say nóng, say nắng
  • Chấn thương mới (trước 24 đến 48 giờ) do tăng tuần hoàn, tăng chảy máu.
  • Bệnh cấp tính: lao, suy tim nặng, khối u
  • Bệnh về máu, nguy cơ chảy máu
  • Vàng da mất cảm giác (tương đối)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*